Có rất nhiều chỉ số để đo lường sức khỏe kinh tế toàn cầu. Đối với những chuyên viên kinh tế, những chỉ số dễ quan sát là giá đồng. Giá đồng gần đây đã giảm đến 20%. Bên cạnh đó, kẽm cũng giảm đến 30%, nhôm giảm 20%. Lý do là đồng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, từ cơ sở hạ tầng, trong kỹ thuật sản xuất xe hơi và các loại máy móc điện tử.

Giá đồng trượt dốc cho thấy tình trạng trì trệ kinh tế ở Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ đến 60% sản lượng đồng toàn thế giới mỗi năm. Trung Quốc suy giảm mọi mặt, từ đơn đặt hàng của quốc tế, nền bất động sản ế ẩm, đông cứng. chưa kể các nhà máy lớn của những hãng khổng lồ của Mỹ, Nhật, Đức, Nam hàn thi nhau đóng cửa, di dời sang quốc gia khác.

Các dịnh vụ đường biển của Trung Quốc cũng vì đó mà tê liệt, giá giao hàng đường biển giữa Thượng Hải và Bờ Tây Hoa Kỳ chỉ còn $1,398 đô la, giảm 82% so với năm ngoái. Nó vừa thể hiện sự hụt hơi của Trung Quốc và cả sức tiêu thụ ở phương Tây.

Tình hình ở Mỹ có khá hơn đôi chút, mặc dầu dân Mỹ ra sức thắt lưng buộc bụng nhưng chi tiêu cá nhân cũng tăng 4,4% so với năm ngoái, vượt kỳ vọng của thị trường. Hy vọng Mỹ sẽ đủ sức để lèo lái đất nước không rơi vào suy thoái nhưng các quốc gia khác. Đặc biệt là tình hình kinh doanh sụt giảm thê thảm ở Việt Nam, bắt nguồn ảnh hưởng dựa vào sự tiêu thụ của Trung Quốc, một con tàu khổng lồ đang ngoắc ngoải. Việt Nam sẽ còn bế tắc lâu dài nếu không tìm cách thích hợp để khơi mở thị trường sang Mỹ và châu Âu.

Một công nhân ở Chile kiểm tra đồng lá trước khi xuất cảng (ảnh chỉ có tính minh họa, chụp năm 2010)

Đồng sợi, chuẩn bị xuất sang TQ, thời kinh tế hưng thịnh 

Hạnh Dung (tổng hợp từ asia.nikkei.com)