Nhiều video clip phóng sự ở Việt Nam cho thấy tình hình ế ẩm, ảm đạm của những địa chỉ “hot” ở Sài Gòn, Đà Nẵng, hàng quán đóng cửa, khách sạn rao bán. Tất cả là hậu quả của Covid-19.

Trung Quốc, quốc gia bị nghi ngờ “sản xuất” ra loại vi rút độc hại này cũng thê lương, hoang tàn. Nhà máy hãng xưởng đóng cửa hàng loạt, các đại công ty tháo chạy, dời ra Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Trên thế giới, hiện nay nhu cầu về văn phòng trên khắp thế giới cũng sụt giảm thê thảm. một phần nhân viên thích làm việc tại nhà, phát sinh trong thời gian covid, và không muốn trở lại vào sở làm, một phần các doanh nghiệp cắt giảm nhân công để đối phó với tình trạng tăng trưởng thấp.

Vào cuối tháng 3 năm nay tỷ lệ văn phòng bỏ trống cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 tại 10 trong số 17 thành phố lớn trên thế giới.
Không chỉ văn phòng mà khách sạn và cơ sở thương mại khác cũng đang phải đối mặt với sự sụt giảm về tỷ lệ cho mướn.

Tỷ lệ văn phòng trống đang ở mức cao nhất trong vòng 30 năm qua, cụ thể tại San Francisco đến 20%, tỉ lệ cho mướn trung bình chỉ 50%, có cao ốc cho mướn $300 triệu, nay chỉ đạt $60, mất 80% thu nhập. Vùng downtown tỉ lệ trống lên đến 30%.

Xem thêm:   Ăn trộm tàu ngầm

Ở Hồng Kông là 15% mức cao kỷ lục nơi đây, khi các công ty doanh nghiệp Hoa Kỳ và châu Âu chuyển đến Singapore và những nơi khác. Tỷ lệ trống ở Tokyo thấp hơn so với những nơi khác, khoảng 5%, mức được coi là ngưỡng giữa mở rộng và thu hẹp.

Trên toàn thế giới, tỷ lệ văn phòng trống trung bình là 13%. Với lưu lượng người qua lại ít hơn ở các trung tâm thành phố, trung tâm mua sắm, khách sạn và các cơ sở thương mại khác đều có tỷ lệ hoạt động giảm.

Giá bất động sản tại Mỹ cũng giảm 15%.

Ở châu Âu, tình hình còn thê thảm hơn. Chúng tôi sẽ trở lại sau.

(nguồn ảnh: shutterstocks)

Hạnh Dung (tổng hợp)