Ngoài chiến tranh, thực phẩm, năng lượng, con người còn phải đối đầu với thảm nạn môi trường. Chính xác hơn là bảo vệ môi trường đang ngày càng ô nhiễm do sự bừa bãi của loài người.

Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UN Environment Programme: UNEP) vừa họp với đại diện 175 quốc gia trên thế giới đề ra việc giảm và tái chế 80% bao bì ny lon, hộp nhựa… và thay bằng vật liệu dễ tiêu hủy trong thời gian tới. Cụ thể phải đạt được tối thiểu 20% từ nay đến 2040.

Để sản xuất đồ nhựa, cần đến 13.000 hóa chất và loại nào cũng nguy hiểm đến con người, đến động vật và môi trường. Hiện có khoảng 5.000 tỉ tấn nhựa trôi lềnh bềnh ở đại dương. Người ta khám nghiệm thấy 100% rùa biển đều có nhựa trong bao tử. Mỗi ngày người ta đẩy ra biển khoảng 8 triệu nhựa các loại. Người ta dự đoán đến năm 2050, nhựa ở biển còn nhiều hơn tôm cá.

Bà Juliette Franquet, giám đốc về môi trường Zero waste France phát biểu rằng: ‘‘Nhựa được sản xuất từ dầu mỏ và khí đốt, kết hợp với các chất phụ gia rất độc hại. Rất có hại cho môi trường và sức khỏe con người…” Bà nói thêm, ám chỉ Mỹ “các quốc gia phát triển tiêu thụ nhiều nhất cũng là những nước gây ô nhiễm nhất, và cũng chính họ chuyển khâu sản xuất sang các nước khác, chuyển rác thải sang các nước khác…”.

Xem thêm:   Nhật Thực toàn phần tại Dallas - Fort Worth,Texas

Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng thuận, vì lợi ích riêng. Ví dụ, Trung Quốc, Mỹ, Ả Rập Xê Út, và các nước thuộc khối OPEP bảo vệ việc khai thác dầu mỏ. Trong khi liên minh khoảng 50 quốc gia, Na Uy đứng đầu và khối Liên Âu, Canada, Chilê, và Nhật Bản… muốn chấm dứt ô nhiễm rác nhựa trước 2040.

Muốn bảo vệ sức khỏe và môi trường trong sạch cho các thế hệ sau, chính phủ và cá nhân cần quy hoạch và ý thức việc vứt bỏ chất nhựa ra đường, ra sông, hồ, cống rãnh.

Rác nhựa

Rùa biển (sea turtle hay còn gọi con vích) ăn nhựa

Biển và em

Nhựa lênh lênh trên biển

Một xe tải lén lút thải rác nhựa xuống biển

Một con rùa biển chờ chết khi bị mảnh lưới vụn quấn     

Hạnh Dung (tổng hợp)