Dạo này mạng xã hội ít khi có chuyện chi dzui–cũng tại vì Việt Nam tin (đọc mà) tức nhiều hơn tin (đọc mà) dzui). Thế mà sáng nay (21/9/2018), khi mở máy lên, tôi lại bị ngập trong không khí vui mừng của hầu hết những người bạn trên mạng xã hội của mình nhân dịp chủ tịch nước… chết. Là một chuyên gia trong lãnh vực nhiều… chuyện, tôi không thể đứng ngoài không khí chộn rộn đó được. Thế là tôi cũng lật đật chạy về nhà biên một câu: “Nay newsfeed toàn lời chúc mừng, bù đắp cho thời gian qua dân mình cứ đỏ mắt ngóng trông, lau nước miếng, chép miệng than vãn: thấy quan chức người ta chết mà bắt ham!” Dĩ nhiên, lời tôi nói được nhiều người hưởng ứng (tại tôi đẹp). Nhưng chuyện chi cũng có ngoại lệ, không ít người mắng tôi là vô cảm, mất dạy, tàn nhẫn vì không biết cái gì là “nghĩa tử là nghĩa tận” v.v. Có người còn đòi “block” tôi nữa vì họ chỉ đọc tin đó thôi mà họ đã “không cầm được nước mắt”, còn tôi thì lại…

tap-ghi-ngay-dzui

Thật ra tôi cũng không buồn khi bị mắng (có lẽ do bị mắng hoài), bởi theo nghiên cứu thì những kẻ mắng mình sẽ nhớ mình lâu hơn một chút so với mấy kẻ khen mình (ai nghiên cứu thì tôi không biết). Bằng trái tim khoan dung và tâm hồn trong sáng, tôi lý giải “hiện tượng” trên rằng: Có lẽ người ta sống dai hơn tôi, thông minh hơn tôi nên người ta nhiều “nghĩa” hơn để thấy ai chết cũng dạy người khác là “nghĩa tử là nghĩa tận” này kia. Chứ tôi chỉ mới có 15 tuổi, nên đâu có dư “nghĩa” mà rải lung tung beng được. Chưa tính đến chuyện ông “cố chủ tịch nước” kia đã làm bao nhiêu chuyện tai hại cho đất nước, quê hương tôi. Nội cái chuyện tôi đâu có thân với ổng, cũng chẳng hề quen ổng, cảm tình cũng không có, thì mắc gì tôi phải đem tặng “nghĩa” cho ổng.

Nói chứ, không biết do “ăn ở” hay sao mà cùng một sự ra đi (cũng không biết chỗ đến có giống nhau không) nhưng trái ngược niềm vui ngày hôm nay (với sự ra đi của ông chủ tịch nước) thì tháng vừa rồi, bỗng nhiên có một tuần hầu hết dân mạng xã hội ở Việt Nam chia sẻ sự thương tiếc, những cảm nhận/bài viết về sự ra đi cùng cuộc đời oanh liệt của ông John McCain bên… Mỹ! (Người ta thường nói “Bụt chùa nhà không thiêng”, nhưng mà ở cái chuyện này lại… thiêng, vì trong cái chuyện này tôi thấy mấy người bạn ở bên Mỹ cũng buồn.) Tôi còn âm thầm nghĩ rằng, thay vì háo hức đòi tặng hoa, gửi thư cám ơn cô Khánh Ly vì ngỡ cổ đã ghé thăm ông chủ tịch nước Việt Nam, người ta sẽ đè ra quánh hội đồng cổ nếu cổ (dám) nói rằng từng đi thăm ông thượng nghị sĩ Cộng Hòa kia. Tại vì trong một bài phỏng vấn, cô Khánh Ly nói hễ cổ thăm ai thì người đó… lăn đùng ra chết. May mà chuyện đó chưa xảy ra, chứ không thì chắc có thêm một sự ra đi nữa.

tap-ghi-ngay-dzui4

Tháng trước đa số người dùng mạng xã hội VN buồn vì cái chết của ông Thượng Nghị Sĩ người Mỹ – Hình từ CNN

Tuy tôi cũng hơi hụt hẫng khi bị những người “thương tiếc” ông chủ tịch nước mắng, vì cứ mất một người bạn trên mạng thì mai mốt tôi biên cái gì sẽ ít đi một cái like. Nhưng tôi cũng thông cảm cho họ và… mừng cho tôi, vì cứ một người mắng tôi hôm nay thì sau này sẽ có thêm một người không còn cơ hội mắng tôi nữa (tôi cũng biết ‘block” chớ). Tuy nhiên, trên tinh thần “con nhà nghèo hiếu học”, tôi cũng thầm hứa sau này sẽ tích “nghĩa” nhiều hơn để dành cho… cái chết của chủ tịch nước kỳ sau . Chỉ hơi khó khăn ở chỗ, tôi không biết tích “nghĩa’ bằng cách nào. Tuy đã dành mấy tiếng đồng hồ lên mạng học hỏi nhưng người ta toàn dạy cách tích đức, tích tiền không thôi. Sau khi “tiện tay” nghiên cứu hàng loạt cách… tích, thì tôi thấy mình chỉ phù hợp với cách tích… mỡ. Như vậy có thể suy ra rằng “ghét của nào trời trao của đó” không nhỉ? Nếu thật như vậy thì từ nay tôi sẽ yêu mỡ, ghét tiền, ghét… đức, ghét luôn… nghĩa… cả đời! Tính theo kinh nghiệm của tôi thì biện pháp này chắc không “khả thi” đâu, vì hồi nhỏ cứ đứa nào học giỏi hơn tôi, đẹp hơn tôi, giàu hơn tôi, nhiều người thích hơn tôi là tôi ghét cay ghét đắng. Có khi tôi còn đè quánh mấy đứa… yếu hơn tôi nữa. Mà kết quả thì, quý vị biết rồi đấy.

Xem thêm:   Ăn giựt & ăn gian...

Thiệt ra thì tuy tôi dzui nhưng không hẳn là tôi không quan tâm về “sự ra đi” của ông Trần Ðại Quang bằng những người “thương tiếc” ổng. Tôi đã phân tích một cách chu đáo về sự kiện này. Dĩ nhiên là không phải kể công hay tội của ổng (vì nhiều người nói rồi). Tôi cũng không đủ kiến thức hay đủ sâu sắc để bàn chuyện lớn, ở đây tôi chỉ nói vấn đề có thể nhìn bằng mắt thường. Ðó là vấn đề sức khỏe. Ông là chủ tịch của một bộ máy nhà nước (được coi là một công việc quan trọng, cần phải ngoại giao), nhưng mặc dầu phát hiện “mắc loại bệnh virus hiếm và độc hại” từ tháng 7 năm 2017 và đã đi Nhật 6 lần để chữa trị. Mặc dầu “Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cho hay Chủ tịch nước Trần Ðại Quang do mắc bệnh hiểm nghèo, dù được các giáo sư, bác sĩ trong và ngoài nước hết lòng cứu chữa, lãnh đạo Ðảng, Nhà nước hết sức quan tâm, tạo điều kiện nhưng không qua khỏi.”…. Nhưng đến tận ngày 19/9/2018, trước hai ngày ông mất thì bà con Việt Nam vẫn thấy ông trên tivi tiếp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc Chu Cường. Nếu chỉ tiếp cán bộ Trung Quốc thì tôi không nói (vì có lây “virus hiếm và độc hại” hay “bệnh hiểm nghèo” thì cũng… kệ),  nhưng khi đọc bài báo đưa tin về tuần làm việc cuối cùng của ông (mỗi buổi làm việc đều có hình chụp rõ ràng) với lịch làm việc khá là dày với các nhà ngoại giao ở nhiều nước :

tap-ghi-ngay-dzui3

Tháng này đa số người dùng mạng xã hội VN không… buồn vì cái chết của ông chủ tịch nước VN, đa số châm chọc – Hình từ Facebook

+ Ngày 13/9/2018, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tiếp bà Aung San Suu Kyi, Cố vấn Nhà nước Myanmar – Trưởng đoàn Myanmar 

Xem thêm:   Ham & hố

+ Sáng 15/9, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương tổ chức Phiên họp thứ 6. Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương chủ trì phiên họp.

+ Ngày 18/9, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã gửi điện thăm hỏi tới Tổng thống nước Cộng hòa Philippines Rodrigo Duterte

+ Chiều 19/9/2018, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi tiếp trưởng đoàn các cơ quan kiểm toán tối cao (ASOSAI)

+  20/9/2018 (vào ngày ông hôn mê) ông viết thư chúc Tết Trung Thu cho trẻ em VN

Ðiều này cho thấy một nghịch lý, công việc chủ tịch nước rất… nguy hiểm, và cực khổ hơn hẳn những chức vị khác trong bộ máy nhà nước (Ngay cả công việc ngoại giao đối với chủ tịch nước cũng rất là… nguy hiểm, vì có thể bị lây bệnh mà không hay). Trước giờ tôi chỉ nghĩ các cán bộ cấp cao của nhà nước VN, trừ những yếu tố cơ bản như lý lịch, tiền và mối quan hệ ra, chỉ cần có… mặt dày (vì làm cán bộ nhà nước của nước nào cũng dễ bị chửi, nhưng nhiều nhất vẫn là cán bộ nhà nước VN,  nói câu nào ra cũng ‘được” quan tâm “sâu sắc”). Nhưng bây chừ tôi lại có thêm suy nghĩ, cán bộ càng cao cấp càng đòi hỏi “đức tính” siêng năng, can đảm, không sợ chết. Nhưng bù lại thì cấp càng cao càng không cần phải có nhiều… sức khỏe cho lắm. Và xui lắm mới làm công việc này. Vì nếu đúng theo truyền thông VN đã đưa tin thì ông cố chủ tịch nước đã làm việc đến “hơi thở cuối cùng” trong khi “truyền thống” lâu nay vẫn thấy rằng nhiều cán bộ nhà nước khác khỏe như  trâu mà vẫn đi “trị bệnh ở nước ngoài”; trị xong nhiều người ở “bển” luôn không chịu/thèm/dám về lại Việt Nam cho đến khi bị “bắt cóc” (trong khi ông chủ tịch đi trị bệnh 6 lần trong chưa đầy 1 năm mà vẫn có thể làm việc). Còn nếu không phải như tôi nghĩ ở trên, thì chắc chỉ có một lý do duy nhất: đó là công việc chủ tịch nước có thể gây… nghiện mới khiến một người mắc “bệnh hiếm gặp, hiểm nghèo, không có cách trị dứt” lại làm việc “thật trâu” như vậy. Tính ra, so với chủ tịch nước thì một thường dân như tôi vẫn còn rất may mắn. Bệnh chút xíu thôi là có thể “đình công” và khóc kể với toàn thế giới cũng không sợ mấy đứa nhiều chuyện nó soi mói như trên (có lẽ vì chẳng ai quan tâm). Và chỉ cần ho hay sổ mũi chút xíu là thiên hạ tránh xa, sợ bị lây rồi. Túm lại là tôi không có “khiếu” làm chủ tịch nước, (không biết đây là “phát hiện” đáng buồn hay đáng vui nữa).

tap-ghi-ngay-dzui2

Nghề “chủ tịch nước” rất “nguy hiểm”, phải làm đến chết mặc dầu mắc bệnh “bệnh hiểm nghèo” – từ SGGP, Gia Đình

Túm lại thì nguyên ngày hôm nay, lội một vòng mạng xã hội chỉ toàn là những “nỗi niềm” xung quanh “cuộc ra đi” của ông chủ tịch nước một thời. Ngoài những cách bày tỏ “truyền thống” như chia sẻ niềm vui và niềm… buồn, tỏ lòng “quan tâm” tới sức khỏe của ông (như tôi) hay về danh tính của chủ tịch kế nhiệm, thì có nhiều người chọn cách bày tỏ… chu đáo hơn. Rất nhiều câu hỏi được “cư dân mạng” đặt ra: Người thì hỏi nên đi đánh… đề số mấy, mua vé số con gì; kẻ thì thắc mắc rằng quốc tang ngay cuối tuần thì qua tuần có được nghỉ bù không? Một anh bạn của tôi đã thảng thốt kêu lên: Một nhà đám tang, 8 lần nghe “đắp mộ cuộc tình”, cả nước đám tang thì… chắc chết quá! (Có thể ảnh vừa dọn ra khỏi xóm cũ sau vài cái đám tang “văn nghệ”). Cũng có người nghĩ sâu xa: Không biết mốt mình chết người ta có vui như… hôm nay không! Ðặc biệt là một “bộ phận không nhỏ” tôn sùng “thuyết âm mưu” sẽ đặt ra những câu hỏi như: “Ông Quang hổm rày trên báo là chủ tịch thiệt hay người “đóng thế?” hoặc là “Ông ta có… chết thật không?” Bên cạnh đó là hàng loạt bài phân tích về cuộc đời, công-tội của một người cộng sản; đa số không mấy “thiện cảm”. Nhiều người cho rằng đây là hành động “xúc phạm người quá cố” nhưng theo tôi đây là thái độ và sự bày tỏ cảm xúc của người dân trước những người làm việc trong bộ máy nhà nước. Nếu phê phán thái độ của người khác vì họ không giống mình thì ngoài việc đi dự những đám tang được bảo vệ bởi an ninh thì cũng nên thử đi dự những đám tang bị an ninh giật băng tang, phá vòng hoa, che camera, dứt micro, xô đẩy mọi người. Hoặc đám tang của những “dân oan”, người chết trong đồn công an…  để bổ sung cho “từ điển” cảm xúc của bản thân mỗi lần cán bộ nhà nước “ra đi”!

Xem thêm:   Chó...

Nhân tiện nói về cảm xúc trước “sự ra đi” tôi bỗng nhớ một câu chuyện buồn. Chuyện là hôm rồi tôi đi khám bệnh và gặp lại anh bạn trai cũ (ảnh làm ở bệnh viện đó). Thế là chúng tôi  ra quán cà phê gần đó uống nước. Vì đã nhiều năm không gặp, chẳng biết bắt đầu từ đâu, hai người đều nhìn nhau rồi thở dài, xong lại nhìn nhau rồi lại thở dài, rồi tiếp tục nhìn nhau rồi… thở dài. Cho đến khi tôi uống đến ly nước thứ ba, ảnh mới cất tiếng (có lẽ sợ tôi kêu thêm ly nữa):

“Mấy bữa nay nhiều người dzui quá, anh cũng dzậy, tưởng còn tiếp tục dzui, ai dè lại gặp em.     Mất dzui hết!”

tap-ghi-ngay-dzui1DU – Saigon