“Đừng có nói nữa, nghe mệt lắm!” – Chặn họng không phải cách kết thúc cuộc trò chuyện. Giao tiếp luôn là nền tảng cho sự thấu hiểu.

Chớ có nhân danh tình yêu, tình cảm, tình thân mà buộc nửa kia phải gật đầu với mọi ý kiến, quan điểm của mình. Nếu điều này xảy ra, hãy “chỉnh đốn” lại!

Đòi hỏi kiểm soát điện thoại người khác.  Một khi đã làm mọi cách chứng tỏ sự “minh bạch” thì đừng bận tâm tới yêu cầu kỳ quái này nữa.

Thay đổi gout ăn mặc. Riêng với phụ nữ, dẫu rất vui khi được chồng để ý mình mặc gì nhưng sự lựa chọn cuối cùng vẫn thuộc về bản thân. Phụ nữ vui nhất khi được là chính họ, đừng bắt vợ/người yêu phải tóc tai, trang phục chiều ý chàng hoài!

Trở thành người thông tin liên lạc. Xung đột cá nhân có xảy ra với ai khác trong gia đình, dù là con cái hay gia đình nội ngoại thì đừng bắt bả làm người đưa tin. Xung đột của ai thì trách nhiệm giải quyết lớn nhất phải thuộc về người đó.

Bảo Huân

Bị từ bỏ sở thích. “Tình yêu không phải là tất cả!” Hãy giữ những thú vui lành mạnh riêng của đời mình, nếu không giữ được cái riêng, thì hạnh phúc lứa đôi khó thể tồn tại.

“Đừng có khóc nữa!” Chớ có dại mà quá kìm nén cảm xúc, nó đơn giản là độc hại. Cảm xúc, buồn tủi hay hờn giận có khi là nước mắt, nước mũi. Hãy cho phép cả hai bộc lộ cảm xúc mới có thể đi đến gốc rễ vấn đề.

Xem thêm:   Nghiện

“Sao em lại không thể hành xử như cô A nhỉ?” hay “Sao anh chẳng kiếm tiền giỏi như ông X vậy!” là những thứ cực kỳ dị ứng, dễ gây rạn nứt. Chẳng ai muốn trở thành bản sao hay bị đặt lên bàn cân cả.

“Mẹ và vợ cùng rớt xuống nước, hãy chọn cứu một người”, đây là thứ ngu ngốc được thốt ra. Nếu có mâu thuẫn mẹ chồng, nàng dâu thì hãy chấp nhận sự khác biệt, thay vì phải nghe ai lựa chọn cái điều quá ư phi lý.

Những cơn “chập mạch” của lão chồng, hay sự cằn nhằn thất thường của bà vợ không thể vì bùi tai bỏ qua. Sự gần gũi thân mật dựa trên cảm giác an toàn. Nếu cứ phải cưu mang cái cảm giác phải đối mặt với sự bùng nổ bất thường của nửa kia thì nó rất dễ gây ra sự bất an mãn tính.

TH