Hầu như nơi nào có người ở là có nhà hàng Trung Quốc, và gần như ai trong chúng ta cũng có lần đi ăn ở một “nhà hàng Tầu”. Nhưng có bao giờ bạn order món “Chow Mein” và “Chop Suey” chưa? Cũng nên biết sự khác biệt giữa hai món phổ thông này.

Chow mein xuất xứ từ tiếng Đài Loan chau mieng, có nghĩa là “noodles” (mì sợi). Món này xuất phát từ vùng Đài Sơn (Taishan) thuộc châu thổ sông Trân Châu (Pearl), nơi mì sợi được người dân ưa chuộng. Đây là khu vực lúa mì và các loại hạt khác được trồng trọt vì cần khí hậu mát mẻ. Thành phần của chow mein gồm có thịt (heo hoặc gà) rau (cải bắp và bok choy), nước xốt lỏng (xốt đậu nành, tỏi, dầu hào) và quan trọng nhất là mì trứng. Mì được nêm bằng dầu mè, dầu đậu nành và giấm gạo.

Cái recipe từ miền đó lan nhanh khắp cả nước là do mì trứng giữ được hương vị. Cách cổ truyền để nấu mì là hấp. Tuy nhiên, ở nhiều nơi như Hong Kong và Hoa Kỳ, mì thường được chiên lên. Một số người thích được ăn mì giòn hơn mì mềm, dù theo cách nấu tại Trung quốc hay tại Hoa Kỳ.

Chop suey là từ tiếng Quảng Đông shap shui, có nghĩa “món ruột nấu chín”. Một số người bảo chop suey bắt nguồn từ miền nam Trung Quốc, nhưng một số người khác cho rằng recipe này tạo ra do di dân Trung Quốc ở Mỹ. Một giả thuyết khác được nhiều người nói là thức ăn này đã được các đầu bếp của ông đại sứ Trung Quốc tại New York chế ra năm 1896, với ý nghĩa một biểu tượng liên kết hai nền văn hóa, một cách kết hợp hương vị Trung Hoa với thực phẩm thông dụng ở Mỹ như cần celery và thịt heo. Thực ra, ở khắp Trung Quốc không thấy nơi nào có món chop suey được coi là món truyền thống địa phương cả.

Nguyên liệu chính để nấu chop suey là thịt (gà hay bò), rau (celery, snow peas, măng, củ năng, bok choy) hành và nấm. Nước xốt đặc thì dùng xốt hàu, xốt đậu nành, tỏi và bột bắp để cho đặc sánh. Chop suey thường ăn chung với cơm. Bữa ăn gia đình người Trung Hoa thường có đĩa này kèm theo với các món truyền thống khác.