1. Tại sao cơ thể quý vị lại giống như cột buồm của một cái thuyền cũ?

Trước một cơn phong ba bão táp,  cột buồm cao chót vót được giữ thẳng rất khó khăn. Nếu không có một hệ thống dây chằng và thừng, tất cả sẽ không vững và sẽ lật.

Cũng vậy khi quý vị đứng tại chỗ mà không cử động. Không một ai, kể cả sinh viên sĩ quan Ðà Lạt, có thể đứng nghiêm trong khoảng thời gian đó. Có thể là quý vị sẽ đu đưa về đằng trước nhưng quý vị không ngã. Một hệ thống phức tạp của gân và dây chằng cùng với các cơ bắp ở lưng và chân sẽ thắt chặt với nhau và kéo quý vị về vị trí thẳng đứng. Ðiều đó cũng xảy ra khi quý vị quay ra đằng sau hoặc sang bên cạnh.

Tất nhiên là hệ thống cơ bắp sẽ làm nhiều hơn là giữ cơ thể của bạn thẳng đứng. Các cơ bắp có thể giúp quý vị thực hiện cả ngàn cử động rắc rối như là nhảy cao, đứng lên, nhảy dùng bàn chân gõ nhịp hoặc chơi đàn dương cầm.

  1. Có bao nhiêu loại cơ bắp?

Quan sát những lớp bắp thịt cuồn cuộn ở dưới da của một lực sĩ hoặc người cử tạ, quý vị có thể cho là cơ thể của họ có nhiều loại cơ bắp.Thực ra chỉ có ba loại chính: cơ vân là những cơ bắp tạo ra sự chuyển động của xương; cơ trơn không tự động lót mạch máu, dạ dày, cơ quan tiêu hóa và các bộ phận khác trong cơ thể; và các cơ bắp của trái tim là tập hợp của cơ trơn và cơ vân.

Cơ vân thường co lại mà quý vị có thể kiểm soát. Cơ trơn có những nhiệm vụ quan trọng nhưng không khẩn cấp, vì thế chúng không co lại mạnh như vậy. Các cử động của chúng đều không chủ động tức là không bị kiểm soát.

Ở tim, các cơ bắp là cơ vân nhưng các vân lại cách xa nhiều hơn ở các loại cơ vân khác. Các cơ bắp của trái tim đều không tự chủ – tim sẽ đập theo một nhịp riêng mặc dù quý vị thích hoặc không thích nó.

Bảo Huân

 

  1. Cơ bắp gồm những gì?

Nếu quý vị cắt đứt hẳn theo chiều chéo của một cơ bắp nào đó, quý vị thấy nó giống như một dây điện thoại.Ở trong là một mớ những dây nhỏ hơn, mỗi mớ gồm có những sợi nhỏ nữa.

Mớ đầu tiên và lớn nhất mà quý vị thấy gồm có những sợi cơ bắp trong đó có lẫn dây thần kinh, mạch máu và mô bào kết nối. Mỗi sợi gồm có các sợi nhỏ hơn gọi là sợi nguyên. Và cuối cùng mỗi sợi nguyên lại chứa các sợi xoắn với nhau chứa chất đạm myocin và actin.

Khi quý vị cao tuổi hơn, phần còn lại của cơ vân, mà cơ này khiến cho xương chuyển động, dần dần được thay thế bằng các mô liên kết  bằng cách gọi là xơ hóa. Mặc dù mô liên kết này rất chắc nhưng không đàn hồi, vì thế cơ bắp trở nên yếu và không còn co vào mạnh như trước. Do đó người cao tuổi cảm thấy yếu và chậm của các bắp thịt.

  1. Cơ bắp hoạt động thế nào?

Một hoàn tất rất quan trọng của thế kỷ thứ 20 là khoa học đã khám phá ra cái gì làm cơ bắp hoạt động. Hoạt động này bao gồm các phản ứng hóa học và sự trao đổi của các tín hiệu thần kinh. Khi quý vị buông thõng cánh tay xuống, cơ hai đầu dài ra, mỏng đi và căng. Nhưng nếu quý vị nắm tay vào và gấp cánh tay, cơ hai đầu căng lên và phồng ra.

Chỉ mấy thập niên gần đây khoa học mới biết chuyện gì đã xảy ra khi cơ bắp co lại. Ðứng ở giữa một căn phòng, quý vị ở vị trí của một sợi myocin và phía trước quý vị là hai sợi dây, một sợi dính vào phía tường trái và chiếc kia vào tường bên phải. Ðó là những sợi actin, một chất đạm thấy trong cơ bắp và đóng vai trò quan trọng trong việc co cơ. Khi cơ bắp co lại, quý vị sẽ bị kích thích để kéo hai dây, mang các bức tường gần vào nhau. Khi thư giãn, quý vị sẽ buông các sợi dây đó và các bức tường sẽ khép lại. Cái gì khóa chúng với nhau? Yếu tố chính là các tín hiệu thần kinh kích thích những phản ứng góp phần vào sự co của các cơ bắp.

Vị trí mà dây thần kinh mang tín hiệu kết nối với cơ bắp gọi là tấm liên kết. Khi tín hiệu tới phần cuối của tấm này, nó sẽ tiết ra chất hóa học rất mạnh là acetylcholine. Chất này chuyển vào sợi cơ bắp và tạo ra các sốc nẩy điện làm cho các cơ bắp hoạt động.

  1. Tại sao cơ bắp của tim bền như vậy?

Thực ra bền là chữ dùng cho trái tim, nó đã thấy ở cả ngàn dân chúng qua các đời sống kéo dài hơn 100 năm.Trong trường hợp này, tim đã đập cả 4 tỷ lần và đã bơm 600,000 tấn máu. Các nhà sinh lý học nghĩ rằng lý do của sự bền bỉ đó là cơ bắp trái tim kết hợp sức mạnh của các cơ bắp có sọc, tự chủ với các cơ trơn không tự chủ. Hơn nữa, các cơ tim, không giống như các cơ vân và cơ trơn, kết nối với nhau và tạo ra một hệ thống tương trợ. Hệ thống này có thể để các tế bào của tim trao đổi các tín hiệu  và cùng hành động.

Bảo Huân

Bs NÝĐ

Arlington, TX