Hỏi

Xin bác sĩ giải thích cho chúng tôi hiện tượng dị ứng với thực phẩm. Xin cảm ơn bác sĩ. Petrus Đ.

Trả lời

Từ thời cổ Hy Lạp, Hippocrates (460 – 437 trước Công nguyên) vài đồng nghiệp đã nhận thấy rằng có vài loại thực phẩm mà khi ăn vào sẽ làm một số người bị bệnh. Vài thế kỷ sau, Galen (129-199 trước Công nguyên) lại quan sát thấy một số thảo mộc có thể gây phản ứng lạ cho con người.

Những nghiên cứu tiếp theo, xác định là: khi một chất nào đó xâm nhập cơ thể và gây ra các phản ứng lạ, thì những lần sau khi cơ thể tiếp xúc với chất này, nó cũng có nhiều khả năng sẽ lặp lại những phản ứng khác thường đó, đôi lúc làm con người rất khó chịu.

Năm 1904, bác sĩ nhi khoa Clément Von Pirquet, nước Áo đã đặt ra từ “Allergy” để chỉ hiện tượng này. Từ này là sự kết hợp của hai từ gốc Hy Lạp: allos có nghĩa là khác và ergos là phản ứng. Allergy là một phản ứng khác hay “dị ứng”.

Trong tác động dị ứng, có ba thành phần chính:

– Tác nhân gây dị ứng đến từ bên ngoài cơ thể (thí dụ thức ăn)

– Chất kháng thể (IgE) ở trong người

– Hóa chất trung gian Histamin.

Kháng thể hiện diện trong máu như một thành phần của hệ miễn nhiễm để chống lại các tác nhân gây hại cho cơ thể xâm nhập từ bên ngoài

Bảo Huân

Cholesterol

Hỏi

Thưa Bác sĩ,

Chúng tôi xin bác sĩ giải thích thêm về Cholesterol. Cảm ơn bác sĩ. Nguyễn Văn T.

Trả lời

Từ nhiều ngàn năm, các cụ ta vẫn rán từng miếng mỡ lợn lấy mỡ nước để xào nấu. Các cụ thưởng thức mỡ heo thả cửa, vô tư. Món thịt mỡ dưa hành, thịt kho đông với nhiều mỡ trắng không thể thiếu trong những dịp tiếp khách hoặc lễ lạt, ngày tư ngày Tết. Ðến thời kỳ phương Tây xâm chiếm nước ta thì pa tê, bơ sữa, jambon nhiều chất béo được nhập cảng và trở thành món ăn thời thượng, sang trọng.

Vậy mà khi đó ít người quan tâm tới điều mà ngày nay khoa học đã khám phá ra rằng mỡ lợn là một trong nhiều chất béo có nguy cơ đưa đến bệnh vữa xơ động mạch với các biến chứng gây nhiều tàn phế, tử vong cho con người

Lão hóa

Hỏi

Xin bác sĩ giải thích về tình trạng lão hóa của cơ thể. Cảm ơn bác sĩ

Trân L.

Trả lời

Khi các tế bào bị hư hại nhanh hơn khả năng tự sửa chữa thì tiến trình lão hóa bắt đầu. Bình thường, hệ thống miễn nhiễm trong thân thể làm nhiệm vụ phòng ngự và sửa chữa. Hệ thống đó tiêu diệt các tế bào biến thể hoặc bị hư hại do các nguồn tác hại như gene xấu, sự biến thể tự phát, chất độc trong môi trường, vi trùng, vi khuẩn, gốc tự do, phản ứng tròng chéo (cross linkage), sự tích lũy các phế liệu.

Ngoài ra chất thiên nhiên chống oxy-hóa (antioxidants) tìm thấy trong sinh tố C và E, selenium và apteine có thể ngăn chặn sự cấu tạo của gốc tự do và các phản ứng tròng chéo. Tuy nhiên, nếu hệ thống phòng vệ và sửa chữa cơ thể không đủ sức để đối phó với sự thương tổn của tế bào thì khó mà ngăn chặn được lão hóa.

NYD