Chất xơ là gì và tại sao ta cần?

Ðó là chất sợi của thảo mộc mà ta không tiêu hóa được.Thí dụ như cellulose, pectin, chất nhờn, chất dính trong rau, trái cây và các loại hạt. Những thứ này không bị tiêu hóa sau khi ăn. Chất xơ không bổ dưỡng nhưng lại rất cần cho cơ thể.

Nếu muốn giảm cân, thực phẩm có nhiều chất xơ sẽ giúp ta ăn ít hơn vì nhai lâu hơn và thấy hơi ngọt. Chất xơ hút nhiều nước và nở ra trong cơ thể, do đó làm tăng chất bã tiêu hóa, giúp đi cầu dễ dàng. Và nhờ đó ta không cố rặn, tránh được bệnh trĩ.

Có thể ăn quá nhiều chất xơ không?

Nếu quá nhiều dù tốt cũng đưa tới có hại, kể cả chất xơ.

Tăng quá nhanh chất xơ có thể gây ra nhiều hơi, buồn nôn và mất khả năng hấp thụ một vài sinh tố và khoáng chất. Nếu ta quyết định ăn nhiều chất xơ, xin hãy ăn từ từ. Nên nhớ rằng một chế độ dinh dưỡng nhiều chất xơ chỉ cần khoảng 6 gram mỗi ngày, tức là một quả táo còn vỏ, hai lát bánh mì. Trái cây tươi chưa gọt vỏ, rau xà lách và các loại hạt ăn sáng đều cung cấp sinh tố, khoáng chất cũng như các chất xơ trong cám.

Bảo Huân

Liệu chúng ta có cần sinh tố không?

Sinh tố là các hợp chất phức tạp để giúp cơ thể dùng các chất dinh dưỡng khác. Cơ thể của chúng ta có thể sản xuất một số rất ít, nhưng không phải là tất cả, và ta phải phụ thuộc vào chất dinh dưỡng.

Sinh tố C và hỗn hợp sinh tố B cần có trong phần ăn vì chúng bị loại khỏi cơ thể rất mau.

Các sinh tố như A, D, E và K (Anh Ðẹp Em Khen) có thể ở lại trong cơ thể cả mấy tuần lễ.

Nếu ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, chúng ta có thể có đủ các sinh tố và khoáng chất cần thiết. Nếu  nghĩ rằng ta thiếu một vài sinh tố khoáng chất nào đó thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi mua.

Uống nhiều sinh tố quá liệu có hại không?

Ý nghĩ rằng uống một lượng quá cao sinh tố có thể phòng ngừa bệnh hoặc chữa khỏi các bệnh như cảm, tâm thần phân liệt, ung thư dường như hơi phổ thông. Có nhiều người tự mua sinh tố để dùng đều tự hại mình vì chứng “quá thừa sinh tố”, nhất là ở trẻ em. Chúng bị bất thường ở não bộ và đôi khi gây ra tử vong. Các nhà nghiên cứu về y học đang coi xem sinh tố có thể dùng để trị bệnh. Cho tới khi tìm được lời giải đáp thì họ nghĩ rằng số lượng quá nhiều đều tốn tiền hoặc nguy hiểm hơn, và là một đe dọa cho sức khỏe.

Các chất cho thêm vào thực phẩm có nguy hại không?

Những chất lúc thường không có trong thực phẩm mà chỉ cho thêm vào đều được gọi là chất phụ gia. Nhiều chất phụ gia làm thay đổi màu, vẻ bề ngoài, mùi vị  của thực phẩm; các chất khác giúp cho món ăn ngon hơn. Mục đích chính của các chất này là để thực phẩm được tươi và giữ được hương vị ngon.

Một số những chất này đều có tự nhiên và một số khác do tổng hợp.Từ năm 1958, bất cứ chất nào mới tìm ra để cho thêm vào thực phẩm đều được thử nghiệm và chứng minh là an toàn trước khi được dùng.

Các chất được dùng trước năm 1958 đều được xét lại nhưng có thể được dùng dưới nhãn GRAS (Generally Regarded As Safe – Tương đối an toàn) cho tới khi nào nghiên cứu hoàn tất. Các chất đó có thể là muối, mấy loại tạo màu nhân tạo, caffeine, mannitol, sorbitol và saccharin. Sodium nitrite và sodium nitrate cũng được thêm vào thịt để ngừa chất độc do siêu vi trùng botox gây ra. Nitrates và nitrites đã được gán cho là tạo ra chất gây ung thư nitrosamine. Sodium bicarbonate cũng được cho thêm vào bacon để không cho nitrosamines được tạo ra.

Caffeine có hại?

Nếu chúng ta cần một ly cà phê vào buổi sáng để có tinh thần làm việc thì đáp số chính là do chất caffeine. Ðây là một thành phần lớn của cà phê và cũng là một dược phẩm để kích thích hệ thần kinh trung ương, giảm mệt và làm tăng tỉnh táo. Chắc quý vị cũng biết rằng caffeine gây ra mất ngủ, cáu kỉnh. Nhưng có thể quý vị không biết rằng caffeine tăng nhịp tim, gây ra nhịp tim không đều và làm các mạch máu ở não thu hẹp lại.

Bác sĩ tin rằng một người khỏe mạnh có thể uống một hoặc hai ly cà phê mỗi ngày. Phụ nữ có bầu, cho con bú sữa mẹ, bị bệnh tiểu đường và những người bị bệnh động mạch vành, cao huyết áp đều nên tránh cà phê.

Nếu chúng ta muốn ngưng cà phê, nên ngưng từ từ vì cà phê có thể gây ra phụ thuộc và nhớ cà phê.

Liệu thực phẩm có gây hại cho ta?

Ðau bụng ngầm ngầm, tiêu chảy, ói mửa, và đôi khi sốt và mệt là dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm. Bệnh có thể gây ra tử vong không phải do thực phẩm mà do vi trùng, nhất là loại staphylococcus hoặc salmonella do những người nấu, vì nhiễm vi trùng, dụng cụ làm bếp hoặc do cất giữ, nấu cẩu thả.

Chúng ta phải cẩn thận với các loại thức ăn có thể nhiễm với vi khuẩn staphylococcus như kem, nước sốt trứng, dầu trộn xà lách…

Ngộ độc loại botulism rất nguy hiểm vì có thể gây ra tê liệt và tử vong. Các siêu vi này đều thuộc loại kỵ khí  và thường có trong các hộp thực phẩm không đun nóng trong lúc vô hộp.

NYD