Tiếp tục kỳ báo trước về Biển Đen, hôm nay chúng ta đề cập một vùng biển khác mang màu Đỏ.

Các ngôn ngữ ở Châu Âu mới đề cập “màu đỏ”, tên Hy Lạp cổ đại của biển này là Erythra Thalassa, tiếng Do Thái là Yam Suph, hoặc “Biển Tháp Mười” và ở Ai Cập, nó được gọi là “Không gian xanh”.

Biển Đỏ, còn gọi là Hồng Hải hay Xích Hải, có thể coi là một vịnh nhỏ của Ấn Độ Dương nằm giữa Châu Phi và Châu Á, thông ra đại dương ở phía nam qua eo biển Bab-el-Mandeb và vịnh Aden. Diện tích bề mặt khoảng 438,000-450,000 km2, có độ sâu tối đa 2,500 m.

Ven bờ Biển Đỏ có các nước: Ai Cập, Israel, Jordan (phía bắc); Sudan, Ai Cập (tây); Saudi Arabia, Yemen (đông) và Djibouti, Eritrea, Somalia (nam).

Biển Đỏ có độ nước biển mặn nhất trong tất cả các biển nối với đại dương mà không có một con sông nào gặp biển cả. Cũng tương tự như người anh em Biển Đen, Biển Đỏ không hề có màu đỏ thực sự nhưng có chút sắc đỏ. Nguyên nhân nước biển lẫn màu đỏ là do lượng tảo lớn có màu đỏ tên Trichodesmium erythraeum sống ngay trên bề mặt. Nhưng hiện tượng này cũng chỉ xảy ra vào một khoảng thời gian ngắn trong năm. Cũng có ý kiến cho rằng màu đỏ này do các dãy núi giàu khoáng chất màu đỏ gần đó gây ra.

Biển Đỏ trong Thánh Kinh

Sau 430 năm làm nô lệ tại Ai Cập, dân Do Thái được Moses hướng dẫn vượt Biển Đỏ để đào thoát vào miền Đất Hứa. Bạn nào đã coi phim “Ten Commandments” của đạo diễn Cecil B. DeMille, chắc nhớ cảnh Moses đưa tay làm nước Biển Đỏ dựng đứng như một bức tường, tạo thành con đường khô cạn để đoàn dân Israel vượt qua. Sau đó, khi quân Ai Cập truy sát tới nơi, ông hạ tay xuống và dòng nước trở lại như cũ, cuốn trôi binh lính và xe ngựa của Ai Cập.