Liên minh châu Âu (European Union) đã miễn cưỡng bổ sung một số công ty tại Trung Quốc vào danh sách thành phần hỗ trợ Nga trong kế hoạch cấm vận sắp tới đây, nhằm hạn chế tối đa việc Nga có thu nhập để duy trì cuộc chiến với Ukraine.

Nga không thiếu tài nguyên và tiền bạc nhưng bị cột tay, trói chân vì không thể giao thương, mua bán với thế giới. Những mạch máu kinh tế của Nga bị Mỹ và đồng minh khóa chặt, từ dầu mỏ, khoáng sản, kỹ nghệ nặng, cho đến ngân hàng, tài chính…

Đồng minh của Nga là Trung Quốc lén lút mở cửa sau để viện trợ cho Nga những thiết bị quan trọng như chất bán dẫn, hệ thống vô tuyến… sử dụng cho nhu cầu quân sự và tái tạo vũ khí.

Các công ty nước ngoài đặt tại Trung Quốc – cụ thể là Hồng Kông – Uzbekistan, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Syria và Armenia được công thêm vào danh sách của các công ty Nga và Iran đã có trong danh sách cấm vận của EU.

Tuy nhiên Trung Quốc “năn nỉ” lược bỏ 8 công ty của Trung Quốc ra khỏi danh sách này và cam kết sẽ “uốn nắn” họ.

Điều mâu thuẫn là các nước châu Âu hưởng lợi khá nhiều từ Trung Quốc với những khoản đầu tư khổng lồ, những dịch vụ trao đổi thương mại khổng lồ và có thể kèm theo những “ưu đãi” hậu hĩnh, và “hỗ trợ” cho các cuộc đua chính trường cho chính khách, nên việc cấm vận Trung Quốc là một thế khó khăn cho quan hệ của họ. Có thể nói, Trung Quốc đã khá thành công trong việc tạo một hố ngăn cách giữa châu Âu và Mỹ. Chính sự “phân biệt” này, khiến châu Âu ngày càng tỏ ra “độc lập” và đối đầu với Mỹ, cho đến khi covid-19 bùng ra, và tiếp theo là chiến tranh giữa Nga và Ukraine nổ ra.

Xem thêm:   Huyền thoại bất tử

Cụ thể, Trung Quốc nhập cảng từ châu Âu khoảng $250 tỉ đô la hàng hóa trong năm 2022, xuất cảng sang châu Âu được $430 tỉ đô la. Riêng nước Đức, trao đổi mậu dịch đạt $ 260 tỉ đô, mặc dầu chỉ nhập của Đức $116 tỉ.

Châu Âu hiện nay là khách hàng lớn thứ hai của Trung Quốc, chỉ sau Mỹ.

Những thiết bị bán dẫn, điện tử vẫn được ồ ạt chuyển từ Trung Quốc sang Nga (ảnh Reuters. Nguồn từ asia.nikkei.com)

Hạnh Dung (tổng hợp)