SIPRI (Stockholm International Peace Research Institute: Viện Nghiên cứu về Hòa bình Quốc tế Stockholm) cho biết cả thế giới đã tăng cường súng đạn lên mức kỷ lục trong năm qua, và cả năm 2023, bất chấp lạm phát bủa chập khắp nơi nơi. Con số mua sắm vũ trí đạt tới 2.240 tỷ đôla, chiếm 2,2% GDP (tổng sản phẩm nội địa) toàn cầu.

Nhu cầu trang bị cao nhất là ở châu Âu, nguyên nhân từ việc các quốc gia cảm thấy bất ổn khi Nga xâm lăng Ukraine. Khi cuộc chiến Nga-Ukraine bắt đầu, chi tiêu quân sự của châu Âu lập tức vọt lên 13%, mức tăng cao nhất từ hơn 30 năm qua. Riêng Ukraina đã tiêu 1/3 GDP cho vũ khí, quân trang, quân dụng, gấp 7 lần bình thường, chưa kể các khoản trợ giúp của Mỹ và phương Tây.

Bảo vệ Ukraine là bảo vệ cửa ngõ châu Âu, và sau đó là hòa bình thế giới, nhưng châu Âu một lần nữa lại cãi nhau như mổ bò về cam kết cung cấp đạn dược cho Ukraina. Pháp tuyên bố sẽ không “trả tiền” cho quốc gia nào mua súng đạn không phải do châu Âu sản xuất (ám chỉ Mỹ). Tuy nhiên, các nhà sản xuất đạn pháo ở châu Âu, đặc biệt là đạn 155 ly không cung cấp kịp cho Ukraine. Một số thành viên châu Âu đề nghị có thể mua của Úc, Nam Hàn hay Nam Phi. Và một hãng sản xuất đạn lớn nhất châu Âu là Rheinmetall của Đức lại đặt nhà máy ở Úc, nên việc mua bán và thanh toán bị trở ngại, nếu không nói là bế tắc.

Xem thêm:   Bong bóng đất

Từ khi cuộc chiến Ukraine khởi động, chỉ riêng Mỹ đã viện trợ $75 tỉ đô la, xấp xỉ con số $80 tỉ cả thế giới và châu Âu hỗ trợ. Con số chi tiêu cho vũ khí quốc phòng Mỹ vẫn cao nhất thế giới, chiếm 39% chi tiêu quân sự toàn thế giới, Trung Quốc (13%), tiếp theo là Nga (3,9%), Ấn Độ (3,6%), Ả Rập Xê Út (3,3%). Đứng thứ sáu là Anh Quốc (3,1%), kế đến là Đức (2,5%) và Pháp (2,4%).

Nước Úc, cũng tuyên bố chỉnh đốn quân đội, Bộ trưởng Quốc Phòng Úc Richard Marles nói: “Lần đầu tiên sau 35 năm, nước Úcđã xác định lại nhiệm vụ của Lực Lượng Phòng Vệ Úc”. Theo ông chiến lược trước đây “không còn phù hợp với mục tiêu đề ra”. Học thuyết quân sự mới của Úc là ngăn chặn từ xa trước khi kẻ thù có thể tiếp cận lãnh thổ Úc, tăng cường khả năng phòng thủ các vùng bờ biển của đất nước, đặc biệt là ở phía bắc, chủ ý nhắm tới Trung Quốc, đang tìm cách gây ảnh hưởng và chế ngự khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Tàu ngầm và tàu chiến của quân đội Úc (nguồn ảnh: news.usni.org)

Hạnh Dung (tổng hợp từ BBC và nguồn khác)