331 năm trước Công nguyên, sau chiến thắng Gaugamèles tiến vào thành Babylone, đại đế Alexandre nói trước hàng quân: “Chiến thắng này cho vinh quang và tự do”. Võ Nguyên Giáp khó tuyên ngôn như vậy trước lịch sử, vì Điện Biên Phủ không đem đến tự do cho dân Việt mà ngược lại, áp đặt một chế độ tàn khốc. Tự do nào sau Cải cách ruộng đất phi nhân, nông dân chỉ có thể cày thuê cho hợp tác xã? Và tự do nào khi dân Bắc di cư rồi dân Nam chạy theo lính Cộng hòa mỗi khi Cộng sản “giải phóng” vùng “tạm chiếm”?

Võ Nguyên Giáp hẳn nhiên muốn giữ lại vế đầu của Alexandre đại đế: “Điện Biên Phủ là một chiến thắng vinh quang.” Tất nhiên và không ai chối cãi, vì lần đầu tiên da vàng chiến thắng da trắng và lần đầu tiên một thuộc địa chiến thắng đế quốc. Nhưng phía sau tấm huân chương là một vinh quang cay nghiệt: Đẩy cả một dân tộc vào chiến tranh, mục đích của Hồ Chính Minh là giành độc lập, thống nhất 3 kỳ, nhưng Hiệp định Genève chỉ cho Hồ Chính Minh Bắc kỳ, Nghệ Tĩnh và Quảng Bình, ít hơn so với Hiệp ước Sơ bộ 1946 cho tự trị 2 miền Trung-Bắc, đến tận Phan Thiết. Đó là về đất đai, còn mục tiêu tối thượng – giành Độc Lập – tức giành quyền tự quyết quốc gia, Hồ Chính Minh đã đánh mất ngay tức khắc vào tay Bắc Kinh ngay khi tiếng súng vừa ngưng, còn nồng mùi tử khí.

Những ai chưa muốn tin, chỉ cần đọc lại Trận Đánh 30 Năm, tập 2, Nxb QĐND 1985, Ban Ký sự Lịch sử Tổng cục Chính trị do đại tướng Hoàng Văn Thái và trung tướng Trần Độ chỉ đạo, trang 461 và 462: “Đoàn Trung quốc đến Giơ-ne-vơ gồm 200 người, đông như một đạo quân. Họ muốn chứng minh họ là một nước lớn, mọi vấn đề có sự tham gia của Trung quốc mới có thể giải quyết thuận lợi. Lập trường của những người lãnh đạo Trung quốc gần giống của Pháp, nghĩa là một giải pháp theo kiểu Triều Tiên cho cuộc chiến tranh Đông Dương, tức là đình chiến về quân sự mà không có giải pháp đầy đủ về chính trị. Trung quốc quan tâm hàng đầu đến việc tạo ra một khu đệm ở sườn phía Nam, cách ly với Mỹ bằng những nước không có căn cứ quân sự của Mỹ, tránh được sự đụng đầu trực tiếp với Mỹ, đồng thời muốn hạn chế thắng lợi của Việt Nam, chia rẻ ba nước Đông Dương, hòng làm suy yếu và dần dần thôn tính ba nước đó, dùng làm bàn đạp bành trướng xuống Đông Nam Á. […] Trước tình hình diễn biến cụ thể của hội nghị, nhất là vì Trung quốc đã thỏa hiệp với Pháp, xuất phát từ truyền thống yêu chuộng hòa bình, tôn trọng nguyện vọng của các nước XHCN và nhân dân thế giới muốn có hòa bình, chúng ta đã chấp thuận giải pháp cuối cùng của hội nghị.”

“Giải pháp cuối cùng” là vĩ tuyến 17. Một vĩ tuyến làm Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh cảm giác “thất thu”, chính vì Việt Minh đang chiếm Tây nguyên, Đồng Tháp, Bình Trị Thiên cùng 3/4 diện tích Bắc phần, đánh tiếp quân Liên hiệp Pháp không thể thắng. 9 năm chiến tranh đã chứng minh sức ung thối các vùng đất quốc gia của Việt Minh không thể đảo hồi. Đánh tiếp, toàn bộ đất Việt sẽ rơi vào tay Việt Minh, nhưng Genève ngăn Hồ Chí Minh vượt qua  Đồng Hới và cho quân đội Quốc gia thời gian hoàn bị.

Võ Nguyên Giáp kể lại khi Chu Ân Lai thông báo chia đôi ở vĩ tuyến 17: “Bác và chúng tôi đều ngỡ ngàng. Phải chăm chú tìm trên bản đồ mới thấy dòng sông nhỏ Bến Hải ở phía Bắc tỉnh Quảng Trị. Bác nói với so sánh lực lượng trên thực tế chiến trường hiện nay, ta đề ra vĩ tuyến 13 (Phú Yên) là hợp lý, vĩ tuyến 17 đối với ta là không thể chấp nhận, chí ít cũng phải giành được vĩ tuyến 16 (Đà Nẳng).”  (Điểm hẹn Lịch sử, trang 407)

Xem thêm:   2 người thợ săn

Quyết tâm của “Người” là vậy, nhưng vì sao cuối cùng Phạm Văn Đồng vẫn phải ký vào hiệp định? Vì đã đánh mất độc lập chính trị vào tay Mao. Trong lúc, trưởng đoàn Quốc gia Trần Văn Đỗ đã không ký để phản đối áp đặt thể chế Cộng sản lên miền Bắc, bất chấp áp lực từ phía Pháp. Thủ tướng Mendès France cay đắng: “Cộng sản gọi họ là bù nhìn của chúng ta, nhưng chúng ta  không thể ra lệnh cho họ ký bất kỳ điều gì.”

Trở lại với Trận Đánh 30 Năm, Ban Ký sự Lịch sử Tổng cục Chính trị chỉ có thể công khai “Trung quốc muốn hạn chế thắng lợi của Việt Nam, chia rẻ ba nước Đông Dương, hòng làm suy yếu và dần dần thôn tính ba nước đó, dùng làm bàn đạp bành trướng xuống Đông Nam Á…” trong bối cảnh chiến tranh biên giới 1979 vừa xảy ra và Hà Nội còn thù nghịch với Bắc Kinh. Sau đó Hoàng Văn Thái đột tử, còn Trần Độ bị khai trừ khỏi Đảng, một Trần Độ đã nhận ra: Văn hóa mà không có tự do là văn hóa chết. Văn hóa mà chỉ còn có văn hóa tuyên truyền cũng là văn hóa chết. Càng tăng cường lãnh đạo bao nhiêu, càng bóp chết văn hóa bấy nhiêu, càng hiếm có những giá trị văn hóa và những nhà văn hóa cao đẹp.

Võ Nguyên Giáp nhận ra gì? Ở chủ nghĩa Mao, Mác, Lê-Nin? Qua Hồi ức, ông vẫn tin Điên Biên Phủ là “cây cột mốc bằng vàng”, là “những tiếng vang vang tự hào”, với một tấm lòng tri ân sắt son Trung quốc. Ông không nhìn thấy mặt trái của hào quang: Lệ thuộc vũ khí khiến trở thành chư hầu. Sẽ phải triều cống đất đai và biển cả để trả nợ. Chế độ sắt máu toàn trị mà ngay cả ông cũng sợ hãi về sau. Là những gì Điện Biên Phủ đem đến. Võ Nguyên Giáp không muốn nhìn vào thực tế: Dân Việt được gì với một giai cấp cung đình tha hóa tự cho mình quyền cai trị vĩnh viễn đất nước, vì đã chiến thắng Điên Biên Phủ? Các sắc tộc thiểu số sinh sống trên miền Cao, quanh thung lũng Mường Thanh, được gì sau “lẫy lừng Điện Biên”?

Mở bất kỳ trang báo quốc nội nào cũng dễ dàng tìm thấy “những cái chết trắng”, chuỗi “đám tang không đàn ông”, những án tử hình, những cửu vạn đánh hàng sang Trung quốc rồi buôn lậu ngược về bị bắt, tỷ lệ tội ác, tội phạm ma túy cao ngất ngưỡng ở các bản làng Mường Pôn, Mường Né, Mường Tè, Mường Giang, Mường Lèo, Mường Chà… Tìm trên internet “tỉnh nghèo nhất Việt Nam”, sẽ hiện ra:

Điện Biên – Tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước

Điện Biên là một tỉnh nằm ở vùng Tây Bắc, miền Bắc Việt Nam. Giáp với các tỉnh Lai Châu và Sơn La của Việt Nam, Vân Nam của Trung Quốc ở phía Bắc, Phongsaly của Lào ở phía Tây, các huyện Pak Xeng, Pak Ou thuộc tỉnh Luangprabang của Lào ở phía Tây Nam.

Điện Biên là tỉnh giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là lĩnh vực văn hoá – lịch sử. Nổi bật nhất là hệ thống di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ gồm: Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ – Mường Phăng; Các cứ điểm Him Lam, Bản Kéo, Độc Lập; Các đồi A1, C1, D1, E1 và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp (Khu hầm Đờcát). Nhưng hiện nay tỉnh Điện Biên vẫn thuộc diện đặc biệt khó khăn. Với hơn 90% dân cư là nông dân, chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp. Với tỷ lệ nghèo 38,25%, cận nghèo 6,83%, Điện Biên đang là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước.

Sơn La – Một trong 3 tỉnh nghèo nhất Việt Nam

Sơn La là tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, tỉnh có diện tích 14.125  km² chiếm 4,27% tổng diện tích Việt Nam, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh thành phố. Có hơn 92.000 hộ nghèo, nên Sơn La cũng được xem làm một trong 3 tỉnh nghèo nhất Việt Nam. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của UBND tỉnh Sơn La cho biết, Sơn La còn tới hơn 36.000 người thiếu đói. Sơn La hiện vẫn là một trong những tỉnh nghèo của cả nước. Toàn tỉnh có 11 huyện và 1 thành phố thì có tới 5 huyện nghèo thuộc chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững của Chính phủ (Chương trình 30a).

Tiếp đến là Hà Nam tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất đồng bằng sông Hồng; Quảng Bình tỉnh nghèo nhất Bắc Trung bộ; Quảng Nam tỉnh nghèo nhất duyên hải miền Trung; Kontum tỉnh nghèo nhất Tây Nguyên; Bình Thuận tỉnh nghèo nhất Đông Nam bộ;  Sóc Trăng tỉnh nghèo nhất đồng bằng sông Cửu Long… (*)

Xem thêm:   Hang gấu

Điện Biên Phủ đem đến gì? Là câu hỏi theo Võ Nguyên Giáp xuống đáy mồ. 

[Trần Vũ] 

(*) https://10hay.com/top-list/10-tinh-ngheo-nhat-viet-nam-hien-nay.html

ĐỒNG CHÍ VI QUỐC THANH TRONG VIỆN TRỢ VIỆT NAM ĐẤU TRANH CHỐNG PHÁP

Vu Hoá Thầm

bản dịch của DƯƠNG DANH DY

Trải qua hơn 2 tháng đấu tranh đàm phán, cuối cùng ngày 20/7, hội nghị Genève đạt được Hiệp định lập lại hoà bình ở Đông Dương. Hiệp định quy định: “Các bên có liên quan ở Việt Nam, Lào, Campuchia chấm dứt hành động thù địch, thực hiện ngừng bắn trên toàn cõi Đông Dương, chính phủ Pháp sẽ tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Campuchia, rút quân đội của mình ra khỏi Đông Dương, lấy vĩ tuyến 17 Bắc làm giới tuyến quân sự tạm thời, lực lượng vũ trang Việt Nam tập kết ở phía Bắc giới tuyến quân đội Pháp tập kết ở phía Nam giới tuyến”.

Ngày 22/7, hai bên Việt – Pháp ra lệnh ngừng bắn. Cuộc chiến tranh chống Pháp của VN trải qua hơn 8 năm kết thúc thắng lợi, hoà bình được lập lại ở Đông Dương. Đến đây, nhiệm vụ của Vi Quốc Thanh lãnh đạo đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc giúp VN đấu tranh chống Pháp hoàn thành thắng lợi. Trong thời gian công tác ở VN, Vi Quốc Thanh được chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm nhiệt tình và tín nhiệm rất lớn. Một số kiến nghị trọng đại của đồng chí liên quan đến tác chiến và xây dựng quân đội VN đều do chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì hội nghị. Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động VN thảo luận quyết định. Sau đó Tổng Quân uỷ và cơ quan Bộ Tổng Tham mưu tổ chức thực hiện. Hồ Chí Minh nhiều lần đến nơi ở của Đoàn cố vấn thăm Vi Quốc Thanh và các cố vấn, thăm hỏi ân cần, quan tâm hết mực, có lúc còn mời Vi Quốc Thanh và Mai Gia Sinh, Đặng Dật Phàm cùng đến chỗ ở của Người ăn cơm, luận bàn chiến sự, kể chuyện gia đình, tự do thoải mái giải bày tâm sự. Hồ Chí Minh còn tặng thơ cho Vi Quốc Thanh. Đó là một ngày sau chiến dịch Biên Giới, Hồ Chí Minh bất ngờ đến thăm đoàn cố vấn, gặp lúc Vi Quốc Thanh không có nhà. Ngày hôm sau, Hồ Chí Minh cho người đưa đến cho Vi Quốc Thanh một bài thơ chữ Hán:

Bách lý tầm quân vi ngộ quân,
Mã đề đạp toái
 lĩnh đầu vân.
Quy lai ngẫu quá sơn mai thụ,
Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân.

(Trăm dặm tìm bạn nhưng không gặp,
vó ngựa dẫm nát mây đỉnh núi.
Quay về tình cờ gặp cây mai rừng,
mỗi đoá hoa vàng một điểm xuân)

Xem thêm:   Con gấu ngựa

Bày tỏ tình nghĩa sâu nặng của Người đối với Vi Quốc Thanh – cũng là đối với nhân dân Trung Quốc. Khi Vi Quốc Thanh hoàn thành nhiệm vụ giúp VN sắp về nước, Hồ Chí Minh và mấy vị thành viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động VN: Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Chí Thanh chiêu đãi Vi Quốc Thanh tại phủ Chủ tịch Hà Nội. Trước đó phía VN đã gửi giấy mời Vi Quốc Thanh và thư ký Vương Chấn Hoa đến, Hồ Chí Minh và từng người ôm hôn đồng chí. Ngồi ở phòng khách rộng rãi sáng sủa một lát, rồi chủ khách 7 người đi vào yến tiệc ngồi vây quanh chiếc bàn hình chữ nhật.

Hồ Chí Minh ngồi chính giữa phía chiều dài, bên phải là Vi Quốc Thanh, bên trái là Tổng Bí thư Trường Chinh. Buổi tiệc bắt đầu, Hồ Chí Minh chúc mấy câu ngắn gọn bằng tiếng Việt, ngỏ ý thư ký phiên dịch. Thư ký dịch được mấy câu thì ấp úng. Vi Quốc Thanh vội đỡ lời nói : “Phiên dịch Hầu Hàn Giang đã về nước. Người thư ký này học được ít tiếng Việt, khó hoàn thành nhiệm vụ này lắm!” Hồ Chí Minh nghe xong cả cười nói: “À! Chẳng sao, tôi sẽ nói tiếng Hán vậy, lát nữa khi đồng chí nói chuyện với Trường Chinh, Nguyễn Chí Thanh, tôi làm phiên dịch!” Trong 5 thành viên phía VN, Hồ, Phạm, Võ đều biết chữ Hán và nói được tiếng Trung Quốc, Trường Chinh chỉ biết chữ Hán, không biết nói tiếng Trung Quốc, Nguyễn Chí Thanh biết chút ít chữ Hán cũng không nói được tiếng Trung Quốc. Vì thế sau lời chúc Hồ Chí Minh đích thân làm phiên dịch.

Mọi người và Vi Quốc Thanh trò chuyện chân tình nồng nhiệt, thể hiện tình hữu nghị chiến đấu lưu luyến bịn rịn. 34 năm sau, tức tháng 9 năm 1990, khi Bắc Kinh tổ chức Á vận hội, Võ Nguyên Giáp nhận lời mời đến Bắc Kinh khai mạc. Lúc này Vi Quốc Thanh đã qua đời hơn một năm. Võ Nguyên Giáp có nhã ý gặp thăm Hứa Kỳ Thanh, phu nhân của Vi Quốc Thanh, và con gái Vi Tiểu Nhạn. Khi Hứa Kỳ Thanh mời Võ Nguyên Giáp nói đôi lời về Vi Quốc Thanh, đồng chí trầm tư một lát rồi đánh giá như sau: “Đồng chí Vi Quốc Thanh là con người kiên định. Thời kỳ tôi cùng làm việc với đồng chí là thời kỳ hoàng kim trong lịch sử của tôi. Chúng tôi sống với nhau trong những ngày Việt Nam gian khổ nhất. Đồng chí rất kiên định. Khi đồng chí nói sắp rời VN, chúng tôi cùng nhìn lại công tác mấy năm qua, quan hệ giữa chúng tôi rất tốt. Đồng chí tặng tôi một bức hoành xinh đẹp “Gió đông đón khải hoàn” vẫn treo trong phòng làm việc của tôi, người bạn tri kỷ nhất của tôi là đồng chí Vi Quốc Thanh”.

Công tác của đồng chí Vi Quốc Thanh dẫn đầu Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc tại VN và những đóng góp của đồng chí cho cuộc chiến tranh chống Pháp của VN là một trang vẻ vang trong lịch sử Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Tình hữu nghị chiến đấu gắn bó giữa nhân dân và quân đội hai nước Trung – Việt sẽ trường tồn trong lịch sử hai nước Trung – Việt, nhân dân hai nước mãi mãi không bao giờ quên. (Hết)

Vu Hoá Thầm

(đăng trong Thượng tướng Phong vân lục
Nxb Đại Bách Khoa toàn thư xuất bản năm 2000;
tác giả là Vương Chấn Hoa, bút danh Vu Hóa Thầm)

Văn Tiến Dũng chủ nhiệm Ủy ban Liên hiệp Đình chiến Trung Ương tại Việt Trì 1954.

Mao mừng chiến thắng Điện Biên?

 Việt Minh vượt cầu Long Biên vào Hà Nội

Ủy ban Liên hiệp Đình chiến   

Bảo Đại và quân đội quốc gia tháng 4-1954

Hà Nội sau 1954.