Thói quen tiết kiệm, ưa “thuận tiện” và “để dành cho ngày mưa gió” khiến bá tánh thích dự trữ thức ăn. Hầu như gia đình Việt ta nhà nào cũng có tủ đông đá (freezer) hoặc ít ra cũng hai ba cái tủ lạnh (refrigerator) đặt trong nhà và ngoài chỗ để xe.

Bảo Huân  

Rau cỏ thì khó giữ lâu vì chúng héo quắt và thâm đen trừ vài thứ bán sẵn trong gói đông lạnh hoặc trong hộp như đậu ve, bắp ngô… Riêng thịt cá và hải sản thì có thể giữ trong tình trạng đông lạnh vài tháng mà không mất nhiều hương vị (?). Tuy nhiên dự trữ lâu dài không có nghĩa là “mãi mãi” hoặc vài năm!

Theo bản công bố của bộ Canh Nông/FDA/CDC thì thực phẩm có thể dự trữ theo thời hạn nhất định (Foodsafety.gov).
Trên lý thuyết, thịt đông lạnh ở nhiệt độ 0° Fahrenheit hoặc thấp hơn sẽ “an toàn” trong thời gian rất lâu và có thể là “mãi mãi”. Tuy nhiên “an toàn” không có nghĩa là gói thịt đông lạnh kia sẽ còn “ngon” hoặc giữ được hương vị sau khi rã đá và đem nấu nướng.

Thịt cá đông lạnh sau một thời gian ngắn sẽ tự hủy và “ươm” mùi vị “khét” hay “freezer burn” từ tủ đá và phẩm chất mất đi rất nhiều. Câu hỏi là ta nên dự trữ thịt cá trong tình trạng đông lạnh bao nhiêu lâu mà vẫn có thể ăn ‘được’?

Xem thêm:   Lang thang & người trẻ

Bản tóm tắt của Good Housekeeping cho thấy:

Làm thế nào để dự trữ thịt trong tủ đá theo tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm?

Ðầu tiên là xem xét tủ đá xem nhiệt độ có chính xác không, ở 0° Fahrenheit hoặc thấp hơn (âm độ). Ở nhiệt độ này, vi sinh như vi khuẩn (bacteria), nấm, mốc không thể sinh trưởng và gây bệnh tật. Nghĩa là “an toàn.”

Kế đến là cách gói ghém, dùng nylon hay giấy bạc, giấy sáp để thức ăn bớt mùi? Theo FDA, nếu chỉ định dự trữ một hai tháng, ta không cần thay bao bọc của thức ăn, có thể giữ nguyên như khi khuân từ chợ về và cứ bỏ vào tủ đá. Khi muốn giữ lâu hơn, ta sẽ cần bọc thêm một lớp bao nữa, nylon, giấy bạc hay giấy sáp quấn chặt tay trước khi đông đá và sử dụng như bảng tóm tắt kể trên.

Còn những món ăn đã nấu chín thì sao? Khi ăn không hết hoặc chỉ muốn nấu một lần rồi tiếp tục ăn lúc muốn? Nhất là vào mùa lễ lộc như bây giờ, ngày Thanksgiving cận kề, gia đình nào cũng dự định những bữa ăn thịnh soạn và ê hề. Chắc chắn là sẽ có nhiều thức ăn còn dư và ta sẽ phải dự trữ thế nào cho bõ công hì hụi nấu nướng?

Theo FDA, các món ăn đã nấu chín, dù có thể giữ đông lạnh, không dự trữ được lâu như các thức ăn sống và phẩm chất “xuống cấp” rất nhanh. Thịt gà cũng như tôm cá đã nấu chín có thể giữ đông lạnh khoảng hai ba tháng. Riêng Dế Mèn thì lắc đầu việc tôm cá đã chín giữ đông lạnh vì đã có lần thử, để cho rã đá rồi hâm lại thì món nọ vừa tanh vừa bở, không biết chúng đã hư hỏng từ lúc nào!?

Xem thêm:   Loanh quanh, vụn vặt

Từ các bài tường trình kể trên, ta có thể tạm kết luận là thực phẩm “sống” có thể giữ đông lạnh ít lâu nhưng thức ăn đã nấu chín thì nên “thanh toán” càng sớm càng tốt. Ðại lười như Dế Mèn đây, dù chỉ ăn để sống mà thần khẩu [nằm trong miệng] cũng lắc đầu không chịu nuốt món thức ăn đã hâm đi hâm lại vài ba lần!

Không nên giữ món ăn đã nấu chín trong tủ lạnh lâu ngày – healhline

TLL