Sinh thời, ông Võ Văn Kiệt, đã nói về ngày 30-4-1975: “Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn.”

Câu nói này rất được khen ngợi, người ta cho rằng đây là một sự hướng thiện (còn sót lại) trong tâm hồn một kẻ đã góp phần tông bể cửa nhà người ta, chiếm đất/cướp nhà/thu, gom sạch tài sản của người ta, bỏ tù người ta, muốn xóa sổ văn hoá của người ta, khi dể phong tục tập quán của người ta, chê bai đủ thứ những gì thuộc về người ta, truy cùng đuổi tận đường sống của người ta… khi người ta đã buông súng theo lệnh của thượng cấp. Cái đau nhất là biết bị nó cướp, hô hoán, chửi toáng, khóc hận xong phải mang thân, mang tiền đến nộp để bảo toàn cho người nhà. Sau đó? Không có sau đó…

Câu nói trên cũng luôn được “nhắc nhở” mỗi khi ai đó muốn bàn đến chuyện “nghĩa tình” như “hòa hợp, hòa giải dân tộc”, “đại đoàn kết” gì gì đó.

Tuy “hòa hợp, hòa giải dân tộc”, nhưng trong mẫu sơ yếu lý lịch, mục “Hoàn cảnh gia đình” luôn có câu hỏi: “Cha/ Mẹ-Trước 30-4-1975 làm gì, ở đâu?” rồi “Sau 30-4-1975 làm gì, ở đâu?”. Tuy “đại đoàn kết”, nhưng khi cần phát biểu “lên gân” một chút thì lại mang “tinh thần giải phóng miền Nam” ra mà làm “bùa”. Như hồi cuối tháng 3, lúc nói về dịch Corona Vũ Hán, ông Nguyễn Xuân Phúc – Thủ tướng đương nhiệm ở Việt Nam – cũng “nhấn mạnh tinh thần như trong bức điện của Bộ Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày 7-4-1975, là “thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng!’’

Sau 45 năm, dân Việt ở 3 miền vẫn phải xếp hàng/chen lấn để lãnh từng ký gạo từ những người dân khác tài trợ. – Nguồn: Facebook

Mỗi khi nghe đài địch ra rả câu “triệu người vui, triệu người buồn”. Ông Bảy Mận xóm tôi còn vỗ đùi thét lớn: “Giờ hai triệu đứa đó còn sống, chắc hổng còn đứa nào vui!”.

Xem thêm:   Những điều lý thú của tháng Ba

Sau khi nhấp ngụm cà phê, ổng nói tiếp: “Muốn chơi lại mấy thằng Bắc Kỳ, thì mày phải có suy nghĩ của một thằng Bắc… Kinh”.

Gần hết ly cà phê, ông Bảy Mận lại “xìu”: “Ừ đúng là được làm vua thua làm giặc. Kẻ thắng muốn nói gì chẳng được” – Rồi ông thét lớn: “Nhưng đụ ngựa nó, nó cướp xong rồi nó đi dâng cho thằng khác, tao mới tức!”

Nhấp ly xong giọt trà cuối cùng trong cái ly sành, ông lẩm bẩm: “Binh đường nào thì tụi bây cũng hiện nguyên hình là kẻ cướp. Hòa giải cái con khỉ! Tính tiền bà Sáu. Tôi uống là trả tiền, chứ không uống “chịu” như mấy thằng cán bộ Bắc Kỳ đâu nghen.”

Khi viết kịch bản, mỗi lần chuyển cảnh đến tương lai, người ta chỉ cần viết một câu: 1, 2, 3, 10, 20, 30, 40… năm sau ở trước phân đoạn tiếp theo của bộ phim/vở kịch… Sau đó thì nhân vật, lời thoại, khung cảnh trong phim sau có thể hoàn toàn thay đổi cho phù hợp với cốt truyện.

Cái người dân được nhận từ nhà nước – Nguồn: Nghiepdoanbaochi,org

Đời không như là phim, nên ở Việt Nam, tuy không ai hô chuyển cảnh, không có dòng chú thích nào, thời gian vẫn vun vút lao đi như chó chạy ngoài đồng. Nhưng, từ 45 năm trước, mọi thứ hoàn toàn đứng sững lại, thậm chí thụt lùi so với sự phát triển của nhân loại.

Xem thêm:   Huyền thoại Hoa Tiên Ông

Không biết hồi xưa, có mấy vụ thống kê này thống kê kia hay không. Chứ chừng chục năm trở lại đây, khi thế giới số thịnh hành. Mọi thứ đều được bày lên không gian mạng. Mỗi năm, thế giới có cả chục thống kê từ các tổ chức uy tín của thế giới về tự do nhân quyền, tự do báo chí, tự do tôn giáo, tự do internet, tự do ngôn luận… Tuy tên gọi các loại thống kê khác nhau, nhưng khi về đến Việt Nam, tất cả các báo cáo đều có một điểm chung: Việt Nam luôn nằm ở “top” những nước chưa hoặc không có những thứ ấy.

Trong khi đó, ở các thống kê về ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường, tham nhũng, sách nhiễu người bất đồng chính kiến, tiêu thụ bia, tỷ lệ ung thư… nói chung là những thống kê cho thấy Việt Nam vẫn là một đất nước lạc hậu, thiếu tự do, thiếu minh bạch, nhiều ô nhiễm thì Việt Nam luôn được “thượng” lên “top” của Đông Nam Á, Châu Á, thậm chí là thế giới…

Và nhà nước Cộng Sản Việt Nam luôn luôn khoe mình “on top” bằng cách như thế.

Cách Cộng Sản “on top” – Nguồn: Facebook

Một bữa ngồi trước cửa, ông Bảy Mận vừa tao nhã nhấp ly rượu với “đồng bọn”, vừa hả hê khoe: “Bây đâu có biết. Cái thời năm 1960, Sài Gòn ngon như múi mít. Seoul chỉ là một bãi rác. Thái, Sing… ôi đồ bỏ hết. Còn bây giờ, đi đâu cũng nhớ “lặn” cái cuốn sổ xanh (hộ chiếu VN) dzô lưng quần. Để chúng thấy, chúng khinh ra mặt nhen con!”

Xem thêm:   Một đời lan

Mấy con chó xếp hàng xung quanh ông, chẳng biết hiểu không nhưng vừa lắc đuôi, vừa gật đầu. Như được khích lệ, ông đập bàn thét lớn: “Đụ ngựa, dân thì đói trơ mỏ, tụi bây thì mập như heo. Có thấy nhục không? Tao khùng, mà tao còn thấy nhục!”

Sách giáo khoa của Bắc Kỳ năm 1974, nói Hoàng Sa-Trường Sa của Trung Quốc – Nguồn: Facebook

Ai cũng nói ông Bảy Mận “mát mát” từ sau khi ở “trại cải tạo” trở về. Ổng may mắn có người vợ hiền, ngày ba bữa đi tìm ông khắp xóm, khắp quận để lôi ổng về ăn cơm, tắm rửa. Mười năm như một. Nhờ vậy mà, ông Bảy tuy “mát” nhưng lúc nào cũng sạch sẽ, gọn gàng. Tuy “mát” nhưng ổng “khôn” lắm, ai hỏi gì, nói gì là ổng đối đáp được hết! Hôm rồi, có người hỏi:

“Ê ông khùng, ông biết Hoàng Sa, Trường Sa của ai không?”

Ổng “đớp” lại liền: “Đụ ngựa, của ai thì của, chứ đách phải của thằng hèn nghen thằng bò con!”

Nhà cao cửa rộng nhờ ơn Đảng… – Nguồn: Facebook

Lê La Trần