Các chuyến đi du lịch ngoài nước thường được quyết định 5-7 tháng trước và thường được dựa vào sự hướng dẫn của các tổ chức du lịch uy tín để có chuyến đi vui vẻ. Hàng năm, nhà xuất bản Fodor’s, Mỹ, chuyên về hướng dẫn du lịch, vừa phát hành danh sách các nước nên đến trong năm 2024. Ngược lại, Fodor’s cũng đưa ra danh sách những nơi cần tránh bằng mọi giá … Dưới đây là danh sách những nơi không nên đến trong năm 2024!

Thành phố Venice ngập nước     

Những điểm không nên đến ư? Chúng ta thường nhận được danh sách chọn lọc những thành phố, vùng hay quốc gia nhất định phải đến trong năm từ các tổ chức du lịch lữ hành. Và Fodor’s vừa phát hành danh sách vừa nêu. Nhưng, bên cạnh đó, Fodor’s cũng đã đưa ra một danh sách hoàn toàn trái ngược: những điểm không nên đến trong năm 2024!

Xin hãy yên tâm vì bạn vẫn có thể giữ những điểm này trong danh sách năm 2024. Trang web du lịch Fodor’s chỉ gợi ý cho quý độc giả xem xét lại kế hoạch của mình và suy nghĩ cách thức mà mình thực hiện chuyến đi. Để bảo tồn nét đẹp và di sản lịch sử của một số điểm đến, những thói quen du lịch phải được xem xét và xây dựng lại cho hoàn hảo hơn.

Dãy núi San Gabriel Mountains  ô nhiễm rác và hình vẽ graffiti,

Các thành phố là “nạn nhân” của sự quá tải du khách

Xem thêm:   Suy Đi Ngẫm Lại (04/04/2024)

Fodor’s bắt đầu bằng các thành phố nạn nhân của du lịch đại chúng như Venice, Ý, thành phố bị ảnh hưởng bởi tình trạng quá tải du lịch trong nhiều năm khiến thành phố này gặp nhiều khó khăn trong   khắc phục vấn nạn thường xuyên bị ngập nước. Và ngay cả khi ngành du lịch đề ra các biện pháp mới nhằm giảm số lượng du khách với việc nâng các khoản phí dành cho du khách vãng lai, Venice vẫn không bảo đảm sẽ nhanh chóng đạt kết quả như mong muốn. Quyết định này được đưa ra sau khi Unesco đưa Venice vào danh sách các di sản thế giới đang gặp nguy hiểm. Nhiều người dân Venice cho rằng biện pháp này là chưa đủ, dẫn đến nhiều cuộc biểu tình lớn diễn ra trong vài năm qua.

Athènes cũng lọt vào danh sách các thành phố nạn nhân của du lịch. Di tích lịch sử với các công trình xây dựng có từ thời xa xưa của thủ đô Hy Lạp đã thu hút sự tò mò của nhiều người, thậm chí quá nhiều người. Số lượng khách du lịch cao quá mức và thiếu kế hoạch quản lý gây ra nhiều thiệt hại dẫn đến sự xuống cấp thành lũy Acropolis, và gây ảnh hưởng không tốt truyền thống văn hóa của các khu vực lân cận.

Núi Phú Sĩ cũng nằm trong số các nạn nhân trên. Danh thắng của Nhật Bản, núi Phú Sĩ là nơi hành hương của du khách từ nhiều thế kỷ qua. Rất tiếc là trong quá trình leo núi hành hương, nhiều du khách chưa nhận thức được nguy cơ phá vỡ môi trường yên tĩnh được xem là thiêng liêng và dễ vỡ của ngọn núi.

Du khách chụp hình thành lũy Acropolis của Athènes xuống cấp nghiêm trọng, 

Quản lý chất thải lỏng lẻo

Xem thêm:   Suy Đi Ngẫm Lại (04/18/2024)

Năm 2014, Tổng thống Obama công nhận dãy núi San Gabriel Mountains, California, là khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm các vùng đất rừng Quốc gia Angeles và rừng Quốc gia San Bernardino. Dù được bảo vệ, khu vực này vẫn bị ảnh hưởng nặng nề bởi du lịch đại chúng. Chỉ 10 năm sau khi được công nhận là di tích quốc gia, nó bị bao phủ bởi rác và các ảnh vẽ graffiti (vẽ tự do trên tường, hang động…). Nguyên nhân là do lượng du khách đến quá đông, thiếu sự giám sát.

Vịnh Hạ Long của Việt Nam cũng rơi vào tình trạng tương tự. Theo Fodor’s, việc kiểm soát quá lỏng lẻo các tàu du lịch lưu thông cộng với sự phát triển của ngành nuôi hải sản đã góp phần làm cho rác và các vết dầu loang trên mặt biển. Ngoài ra, những nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm thiếu hiệu quả cộng với hành vi thiếu trách nhiệm của du khách khiến cho Vịnh bị ô nhiễm khá nặng.

Trong danh sách cần tránh, Fodor’s còn nêu tên sa mạc Atacama, Chi Lê, được xem là một trong những tài nguyên thiên nhiên đẹp nhất quốc gia. Tuy nhiên, nó bị vẩn đục bởi ngành thời trang ‘mì ăn liền’. Thực tế Chi Lê là nước nhập cảng lớn quần áo đã qua sử dụng từ Nam Mỹ. Tính chất hợp pháp của ngành kinh doanh này đang được xem xét nhằm tránh sự vất bỏ sản phẩm dệt may vào môi trường tự nhiên.

Sa mạc Atacama với nạn rác thải từ sản phẩm dệt may ‘mặc một lần rồi bỏ’,  

Tiêu thụ quá nhiều nước

Xem thêm:   The good Samaritans

Du lịch hiện đại còn gây ra hậu quả đối với một yếu tố khác là nước, nguồn tài nguyên thiên nhiên bị tiêu thụ quá mức. Ở Bắc Mỹ, hồ Superior, hồ nước ngọt lớn nhất hành tinh, đang bị lạm dụng. Ngoài ra, nó còn phải đối mặt với hiện tượng nóng lên toàn cầu, dẫn đến sự gia tăng của tảo và các loài xâm lấn. Sự gia tăng của ngành du lịch cũng gây hậu quả trực tiếp cho cộng đồng địa phương.

Ở Ấn Độ, sông Hằng, con sông quan trọng nhất của đất nước, đang bị đe dọa. Nó đặc biệt phải đối mặt với các vấn đề như lưu lượng nước giảm sút, rác rến trôi lềnh bềnh gây nguy hiểm cho cá heo. Tất cả những vấn nạn này càng trầm trọng hơn bởi tàu bè du lịch đường sông.

Cuối cùng, Fodor’s ghi nhận tình trạng thiếu nước ở đảo Koh Samui, một hòn đảo xinh đẹp nằm trong vịnh Thái Lan. Những cảnh quan tuyệt vời đã biến nơi đây thành điểm du lịch nổi tiếng cả nước, gây tình trạng thiếu nước ngọt từ một năm qua vì lượng du khách tiêu thụ đến 70% trữ lượng nước ngọt tại đây.

Đảo Koh Samui, nơi khách du lịch tiêu thụ đến 70% trữ lượng nước ngọt,

ĐDH