Ðỉnh núi ngất ngưởng Everest, nơi thử thách và mời gọi những tay leo núi lão luyện. Chỉ 10% những người chinh phục đạt tới đỉnh; 90% bỏ cuộc giữa chừng. Năm 2001, trên trang bìa tạp chí Time giật tít “Blind Faith” – Niềm tin mù quáng. Ðằng sau bức ảnh trên trang bìa của một người đàn ông đang leo núi là cả một câu chuyện đời thực tuyệt vời.

Là Erik Weihenmayer đến 14 mới bị mù hoàn toàn. Cái thế giới thị giác đầy màu sắc trước đấy mà cậu bé Erik rất enjoy đã bị tước mất. Erik bị chìm đắm trong cơn khủng hoảng tâm lý, và thu mình trong thế giới nội tâm giận dữ và tuyệt vọng.

Chỉ bởi một biến cố khi ông tài xế xe bus ném cậu trai Erik quậy phá khỏi chiếc bus chở học sinh khuyết tật và nói “Hãy để mọi người giúp cậu!” thì Erik mới hiểu ai cũng cần sự tương trợ. Với Erik, khi đã mù hẳn thì chẳng có gì để mất. Erik lột xác rất nhanh, trở nên năng nổ và tràn đầy năng lượng hơn – chơi thể thao, học lên Thạc sĩ giáo dục. Thời trung học, Erik đã vô địch môn vật và là đội trưởng đội tuyển vật tiểu bang Connecticut.

Khi nhận được lá thư chữ nổi Braille mời tham gia leo núi, Erik tự nghĩ “thằng mù mà leo núi à, đây là điều khùng điên nhất mà họ có thể nghĩ tới”. Chính sự khùng điên này đã thúc đẩy Erik tham gia.

Và đây mới thực là một thế giới khác biệt cho kẻ mù. Các giác quan xúc giác trở nên cực kỳ mẫn cảm bởi những mấu, vết nứt, rạn trong đá khi leo núi. Giống như một con bọ bò trên vách núi, không mắt nhưng vẫn cảm giác bằng đầy đủ các giác quan còn lại. Erik không leo theo cách bình thường của những người “sáng mắt” mà phát triển một chiến lược leo núi riêng của mình. Ðiều đó buộc Erik phải tư duy theo cách độc đáo và riêng biệt, và nó áp dụng suốt hành trình sống của ông không chỉ với leo núi.

Năm 1995, sau khi chinh phục đỉnh Denali cao nhất Bắc Mỹ, thì leo núi không chỉ còn là hobby nữa, mà nó trở thành cuộc đời của Erik. Ông cưới vợ trên đỉnh Kilimanjaro cao nhất của châu Phi và lên kế hoạch chinh phục Everest dù gặp rất nhiều sự ngăn cản. Ông ngộ ra rằng sự mạnh mẽ bên trong luôn lớn hơn những thách thức bên ngoài, phần lớn sự kỳ vọng của thế giới dành cho một người mù lại là rào cản lớn nhất. Nhưng những thách thức thực tế thì luôn đau đớn, và chẳng phải lúc nào cũng thành công, trên hành trình leo núi ông đã không ít lần bị ngất, kiệt sức và thất bại nhiều lần.

Là người mù duy nhất chinh phục đỉnh Everest, và trong số rất ít người “mắt sáng” chinh phục “7 Summits” – bảy ngọn núi cao nhất các lục địa. Xuất bản sách, được dựng thành phim, trở thành nhà diễn thuyết đi khắp thế giới, đồng sáng lập tổ chức phi chính phủ “No Barriers”. Với Erik Weinhenmayer, “điều lớn lao nhất của một kẻ mù thì không thể nhìn, hay thậm chí là sờ được mà chỉ có thể cảm nhận bằng con tim thôi.”

S