Người Việt hành nghề buôn bán, dịch vụ, có phong tục một năm tổ chức hai lễ mừng: Tất Niên và Tân Niên vào dịp Tết Tây. Tất (đầy đủ, xong, hết) Niên coi như tổng kết mừng một năm làm lụng vất vả thu nhập khấm khá, Tân (mới) Niên để chào đón một năm mới, cầu mong làm ăn phát tài, “mua may bán đắt”. Thành ngữ “Mua may bán đắt” của người miền Nam để chỉ việc nhà buôn mua được món hàng tốt mà giá rẻ (may mắn), còn bán đắt là bán được nhiều hàng nhanh chóng, chớ đắt không phải là đắt-rẻ theo cách hiểu của miền Bắc. Vì vậy, Tân Niên luôn đi kèm với “Khai Trương Hồng Phát”, “Tân Niên Khoái Lạc” (Happy New Year)…

Người miền Nam làm ăn chú trọng vô việc bán được nhiều hàng, lấy công làm lời hoặc chỉ cần lời rất ít mà bán được nhiều thì cũng thành lời to. Vì vậy, sau một thời gian ngắn giao dịch qua lại thì khách hàng thường trở thành “thân chủ” của nhà buôn, nếu thiếu hụt hàng cũng nhứt định chờ để mua hàng của nhà buôn đó chớ không chịu đổi qua nhà buôn khác. Không phải như kiểu trông cho có khách hàng hỏi tới là vồ lấy, tìm mọi cách “chặt chém”, “lột túi” của khách ở Hà Nội xã nghĩa hiện nay. Họ chỉ cần trong ngày vồ được con mồi khách sộp là trúng mánh, nghỉ làm cả ngày, bất cần ngày mai khách hàng sợ quá “Một đi không trở lại”.

Ngoài ra, các dòng họ lớn, chùa chiền, nhà thờ, hội nhóm… cũng đều tổ chức Tất Niên và Tân Niên để họp mặt. Ở các chùa, nhà thờ, Tân Niên là dịp tín hữu tới đốt nhang, cúng dường, cầu nguyện xin ơn trên phù hộ cho khởi đầu một năm mới phúc lộc dồi dào, mạnh khỏe, sống lâu, và ăn chút cơm chay gọi là “thọ lộc” để hưởng ơn trên. Tục ngữ có câu “Một gói giữa đàng bằng một sàng xó bếp” là đây. Nhứt là khu vực phía Bắc, dù ở nhà ăn uống sang chảnh ngất trời nhưng mấy dịp này mà không được xếp cho “ngồi chiếu trên” thì “mất mặt” lắm, tự ái dồn cục dồn đống á. Nên dù ở nhà vợ con ăn đói mặc rách nhưng lão chồng vẫn phải “mua vé VIP” để “hãnh diện với đời.” Người miền Nam không coi quan trọng vấn đề dòng họ, chiếu trên, chiếu dưới… Thích thì giao du, không thích thì tránh xa, kiểu “Bán anh em xa mua láng giềng gần”. Từ khi tôi nhận thức được xã hội xung quanh cho tới ngày nay, tôi chưa bao giờ biết họ Tạ, họ Ðặng nhà tôi có trưởng họ, trưởng tộc. Cá biệt bà cố tổ bên nội có nhà thờ ở nơi phát tích, chỉ vì xưa kia bà cố tổ là điền chủ giàu nhứt nơi đó, bà có công tổ chức và mướn người đào con kênh “dẫn thủy nhập điền” cho cả một vùng. Dân trong vùng kêu tên kênh theo tên bà – kênh Mười Xứ. Giống như trường hợp người dân dựng đền thờ và đặt tên kênh Vĩnh Tế Thoại Ngọc Hầu – con kênh nối liền từ Châu Ðốc đến Hà Tiên.

Xem thêm:   Sứa hương vị của biển

Thời tôi còn là sinh viên trường đại học Luật, nhóm bạn tôi gọi nhau đi ăn cơm thì không xài câu “Ði ăn cơm” mà dùng từ “Ði gặt tụi bây ơi!”. Thật là một cách nói lóng vừa buồn cười vừa đậm chất phương ngữ của nông dân xứ vựa lúa miền Tây. Chỉ có nông dân trồng lúa khi thu hoạch mới “gặt” chớ trồng những thứ khác không bao giờ “gặt”, mà là hái, lượm, cắt, nhổ, đào…. Gặt là thành quả của nông dân sau một năm vất vả “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, gặt xong thì xoa tay hể hả nghỉ ngơi ăn Tết. Ðối với bọn sinh viên nghèo thập niên 80, sau khi gom góp, nhặt nhạnh, cắm đầu chổng khu thổi lửa nấu nướng để có bữa cơm cùng nhau xúm lại ăn thì đúng là “gặt” rồi còn gì nữa. Lúc đó đứa nào cũng đói vêu mỏ, nên cái sự làm mặt dày ăn chực, ăn ké, ăn xin rất là phổ biến. Ðể “chống đỡ” bọn “mặt dày” nên phải dùng tiếng lóng, chớ dùng “biện pháp mạnh” cũng tội nghiệp lắm.

Tất Niên, Tân Niên và gặt đối với những người chân chính luôn có ý nghĩa tốt. Tuy nhiên, ở Việt Nam thời xã nghĩa thì Tân Niên cũng đồng nghĩa với “mùa gặt”, “mùa bội thu” của một bộ phận cán bộ nhà nước, đặc biệt là lực lượng cảnh sát giao thông. Thực tế, Tết là mùa người dân đổ xô đi mua sắm, đi chơi, đi về quê, từ quê trở lại chỗ làm… tấp nập nên số lượng xe cộ lưu thông trên đường đông nghẹt. Dân ta có nhược điểm là phần lớn không chịu học luật giao thông, đến khi đụng chuyện thì ấm ớ không biết đúng sai, cứ nhét tiền để được “giá rẻ”, cá biệt một số ít có hiểu thì không dám đòi hỏi công lý tới cùng, và rất hiếm có người đòi công lý. Vì vậy, đám đông bị “thợ gặt” áo vàng “gặt” té rạp sắp lớp như rạ ngoài ruộng, “thợ gặt” áo vàng nhờ Tân Niên mà “mùa màng bội thu” vô số kể.

Xem thêm:   Lang thang & người trẻ

Mới đây, dân mạng Việt Nam lại xôn xao về việc nhà cầm quyền thành Hồ tổ chức “gặt” cuối năm rầm rộ để mừng Tân Niên, bằng cách “diễn tập chống khủng bố” với sự tham gia của hơn 4,000 thành viên “diễn” trên đường phố, chưa tính lực lượng hậu cần và lực lượng ngồi khán đài coi diễn lên tới hàng trăm người. Theo nguồn tin bí mật (đã bị bật mí) thì mỗi thành viên tham gia được phát 500 ngàn hồ tệ (tức nhiều hơn 200 ngàn số tiền “được Việt Tân mướn đi biểu tình” mà báo đảng tuyên truyền), và hai triệu hồ tệ/quận để ăn nhậu sau khi “diễn”. Tính sơ sơ ngân sách đã phải chi ra trên 2 tỷ hồ tệ cho đám lâu la, còn chi phí cho “bầu show” và “ban tổ chức”, hậu trường, khán đài, ăn uống, xăng dầu, xe cộ… là con số bí mật dân không biết chính xác. Tuy nhiên, ai cũng ngầm hiểu rằng “bầu show” hốt khẳm một mớ bộn bạc để ăn Tân Niên thêm “hoành tráng.”

Tuy nhiên, dù nhà cầm quyền Việt cộng đem ra cả rừng xe quân sự đặc chủng và đại liên 12.7 mm để hù dọa nhưng chẳng thấy ai sợ; mà ngược lại, toàn thấy dân mạng xúm nhau chửi tơi tả, đọc nghe vui đáo để. Nào là “Ðồ quân bán nước! Sao không đem ra biển diễn tập chống Tàu cộng? Ở thành phố làm gì có khủng bố, diễn tập chống dân à?”, “Còn ai khủng bố bằng cộng sản nữa mà chống? Rõ là bọn nó chống lẫn nhau”; “Sao bọn khủng bố này không thấy cầm cờ vàng ba sọc đỏ, không cầm cờ Mỹ, cũng không cầm cờ Việt Tân mà cầm cờ đỏ sao vàng? Bọn khủng bố này đích thị là đám hội cờ đỏ do lãnh tụ Quang lùn lãnh đạo rồi”, v.v…

Xem thêm:   Miệng Nhà Quan ngày 28 tháng 3 năm 2024

Nhà cầm quyền Ðà Nẵng vừa “xin” 22 tỷ ngân sách để trả nợ vụ tổ chức đua thuyền buồm (Báo Lao Ðộng ngày 13/12/2019). Không biết đua thuyền buồm thì phục vụ cho tầng lớp đối tượng nào, nhưng chắc chắn tầng lớp bình dân và hạng cá kèo ở Ðà Nẵng không có cửa “nhúng mũi” vô. Cách đây ba năm, nhà cầm quyền Ðà Nẵng làm “bầu show” cuộc đua là “xã hội hóa” nên dân có mấy ai quan tâm vấn đề thu chi. Bây giờ “thu chi” của cuộc đua đã trở thành “bí mật” dưới lớp bụi thời gian và cánh cửa quan trên. Tuy nhiên, vấn đề rõ như ban ngày ai cũng biết là tiền ngân sách chắc chắn móc trong túi dân đen ra không chừa một ai, từ bà bán xôi dạo cho tới mấy người bán hàng online Facebook.

Nói gì thì nói, ai chửi gì mặc kệ. Những ngày cuối năm 2019 này, bọn “bầu show” Việt cộng cũng đã đạo diễn cho đám lâu la dưới trướng “gặt” ngân sách để vớ bẫm số tiền tỷ tỷ. Mai mốt tới màn bắn pháo bông Happy New Year “gặt” thêm tỷ tỷ nữa, dân chúng tha hồ có cơ hội được đóng tăng thuế nhé.

TPT

(Little Sài Gòn, CA)