Nhật Bản tài danh Katsushika Hokusai đã thực hiện tác phẩm nổi tiếng nhất của đời mình, “Ngọn sóng lớn ngoài khơi kanagawa” khi ông đã 70 tuổi.

Tác phẩm thường được biết tới với tên “Ngọn sóng lớn”, là một tuyệt tác mộc bản không chỉ thể hiện nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản mà còn ảnh hưởng cả thế hệ họa sĩ ở Âu Châu từ Van Gogh cho tới Monet. Đó là một tác phẩm trong khoảng 30,000 bản tranh in gỗ của Hokusai, một họa sĩ lúc đương thời đã nổi điên ký trên tranh của mình là “Gakyo Roji” có nghĩa “Ông già điên vì tranh”, đó cũng là tựa đề trong cuộc triển lãm mới tổ chức, hiện nay có thể xem tại phòng triển lãm tranh Freer của Smithsonian.

Ngọn sóng lớn. Hokusai.1831. nguồn. blogspot.com       

Cuộc triển lãm “Hokusai: Ðiên vì tranh” đã đưa ra 120 tác phẩm mỹ thuật của kho lưu trữ của viện bảo tàng, gồm các loại, từ bình phong 6 tấm cho tới các tranh phác thảo cho loại mộc bản hiếm hoi. Vì số tranh bị ảnh hưởng do ánh sáng, cho nên chưa ai được xem kể từ cuộc triển lãm lớn của Hokusai trưng bày năm 2006.  Một số rất ít thấy, kể cả tranh 2 con rồng đánh nhau được vẽ lớn trên dãy tường nằm giữa phòng triển lãm và tấm tranh tiêu biểu của Hokusai, cậu bé thổi sáo dưới bóng núi Phú Sĩ.

Massumeh Farhad, phó giám đốc cho chương trình sưu tập và nghiên cứu của cuộc triển lãm, cho biết, tranh “Ngọn sóng lớn”, sáng tác của Hokusai tại triển lãm, thật sự tiêu biểu cho “Bộ sưu tập tranh lớn nhất của Hokusai trên thế giới”.

Chân dung tự họa. Hokusai. nguồn. My Modern Met

Cuộc triển lãm mới này sẽ kéo dài cho tới hết năm tới, đánh dấu sinh nhật lần thứ 260 của Hokusai và tưởng nhớ 100 năm, ngày qua đời của Charles Lang Freer, người đã sáng lập Viện Bảo Tàng, ông là một công nghiệp gia tại Detroit, người đã lưu trữ số lượng lớn tranh sưu tầm của Mỹ và Á Châu, sau đó ông Freer đã tặng toàn bộ cho chính phủ để tạo dựng Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật đầu tiên của Mỹ.

Xem thêm:   Mối đe dọa của heo rừng

Shinsuke J. Sugiyama, Ðại Sứ Nhật tại Mỹ đã phát biểu “Hãy nghĩ rằng ông Freer đã sưu tầm bấy nhiêu tranh cả thế kỷ qua và những năm sau này, tôi khâm phục trước tầm nhìn xa và sự hiểu biết về một thế giới, khác với thế giới của ông, cùng sự ngưỡng mộ và đánh giá cao về một nghệ thuật không phải của phương Tây”

Võ Sĩ Đạo. Hokusai. nguồn. Fine Art Museum of San Francisco

Thuở ấy Hokusai và đặc biệt là tác phẩm “Ngọn sóng lớn” đã rung động thế giới, trở thành một hình tượng dễ nhận biết nhất trong phạm vi nghệ thuật. Tác phẩm danh tiếng này có thể thấy ở trang trong của sổ Thông Hành Nhật Bản và tác phẩm 36 góc nhìn núi Phú Sĩ của một họa sĩ khác. Ông Ðại Sứ Nhật còn ghi chú, “Bạn có thể mua trên mạng chén đựng thực phẩm của chó, vớ, tem thư, áo có nón in hình “Ngọn sóng lớn” họ đã in trên cả ngàn sản phẩm khi tác phẩm này ra mắt năm 1830, vì đây là tác phẩm mộc bản không thuộc bộ Sưu tầm sở hữu của Viện Bảo tàng”

Có một tác phẩm biến thể từ “Ngọn sóng lớn”, vào năm 1847, tấm tranh cuộn “Sóng vỡ” nhưng không đưa ra cho đến khi cuộc triển lãm “Ngọn sóng lớn” gần đóng cửa.

Ðể bảo quản, những tác phẩm chỉ trưng bày trong 6 tháng và cất kỹ, tránh ánh sáng trong 5 năm.

Tranh Kabuki. Hokusai. nguồn. pinterest.com

Tác phẩm “Ngọn sóng lớn” được treo trong triển lãm, là tác phẩm sẽ được cất kỹ cho tới năm 2014, nó được in trong tờ tiền 1000 Yen của Nhật, khi Bộ Tài Chánh Nhật cho phép phóng lớn và in vào tiền sắp phát hành.

Xem thêm:   Mối đe dọa của heo rừng

Người ta nói rằng Hokusai không thừa nhận tác phẩm nghệ thuật của mình trước khi ông 70 tuổi. Ông bắt đầu vẽ vào năm 6 tuổi, ông yêu thích kỹ thuật khắc gỗ của tranh mộc bản, nên xin học nghề với hoạ sĩ mộc bản Ukiyo-e, ông đã học hỏi, thực tập trước khi ông bắt đầu sáng tác, thực hiện những tác phẩm đáng để ý của mình dưới nhiều tên khác nhau.

Mèo và bướm. Hokusai. nguồn. pinterest;

Hokusai chỉ công nhận tài năng của mình khi ông đã 73 tuổi, ông viết rằng “Tôi mới hiểu được phần nào cấu trúc của thú vật, chim chóc, những côn trùng, các loại cá và cuộc sống của cỏ cây thiên nhiên”.

Người họa sĩ lớn này đã nói, ông kỳ vọng sẽ đạt “Tới mức độ kỳ diệu và thiêng liêng của trời đất”, và mục tiêu của ông khi 110 tuổi là “Mỗi chấm phá, mỗi đường nét sẽ tự biểu hiện sự sống của chính nó”

Nhưng người họa sĩ xuất chúng đã không đi được tới đó! Ông vẽ và sống tới năm 90 tuổi mà thôi. Tất nhiên! Sống tới đó là tuyệt vời. Người họa sĩ sẽ sáng tác mạnh vì biết rằng thời gian của mình sắp tới tận cùng. Thập niên cuối đời, là thời kỳ sung mãn nhất của Hokusai, người phụ tá cho biết, “Ông tự thực hiện 32 tấm tranh khi 88 tuổi và 12 tấm trong 3 tháng lúc ông 90 tuổi, ông muốn sáng tác càng nhiều càng tốt”.

Tranh trái lê và châu chấu. Hokusai. nguồn. Fine Art America

Một trong các tác phẩm thực hiện cuối cùng rất nổi bật trong cuộc triển lãm với phông xám đen, nhân vật đỏ đậm, “Thần Sấm”, sáng tác năm 1847. Ðược miêu tả “Sức mạnh của năng lượng vô biên, trong một cơ thể như núi lửa, với màu da đỏ thẫm biểu hiện nhân vật già nua nhưng hùng mạnh”. Chữ ký của Hokusai trên tranh rời rạc, cho biết ông đã 88 tuổi, lúc thực hiện tác phẩm. Tranh “Thần Sấm” giống như vẽ bằng máy Vi Tính”, ông Ðại Sứ Nhật đùa “Một tấm tranh vẽ bằng vi tính của Hollywood, thật là một tuyệt tác”.

Xem thêm:   Mối đe dọa của heo rừng

Bảo Tàng cho biết, những tác phẩm đã được sưu tầm trong cả thế kỷ, và giữ gìn trong 5 năm, giữa mỗi lần triển lãm, để giữ màu sắc đẹp đẽ, không bị phai đi bởi ánh sáng. Theo luật của Bảo Tàng, số tác phẩm này không được cho mượn.

Cậu bé thổi sáo dưới bóng núi Phú Sĩ. tranh Hokusai. nguồn. Fine Art America

Một điều khác về Hokusai, chính ông là người đã phổ biến thuật ngữ Manga, hiện nay người ta dùng để gọi truyện tranh của Nhật Bản. Hồi xưa, khi ông xuất bản một loạt sách dạy vẽ đơn giản, tất cả là 14 bộ, hiện cũng được trưng bày lần đầu tiên tại cuộc triển lãm của Freer. Bộ sách này bao gồm, bài học, cảnh vật hàng ngày, bài cho học sinh thực tập và những hướng dẫn các động tác múa không bình thường, giống như kiểu múa “Moonwalk” của Michael Jackson vào thế kỷ 19.

Bộ sách rất kỳ lạ và hoàn toàn hấp dẫn.

Qua những tác phẩm nổi tiếng trong cuộc triển lãm, cho thấy đây là sự pha trộn giữa nghệ thuật dân gian Nhật Bản với chủ nghĩa Hiện Thực của Phương Tây và nghệ thuật Trung Quốc của họa sĩ tài danh Hokusai, ông đã thể hiện một khuynh hướng nghệ thuật mới từ thời đó cho tới bây giờ.

Cuộc triển lãm sẽ làm cho mọi người thích và tò mò hơn về Nhật Bản và sẽ đến đó, đặc biệt là năm 2020, Nhật chủ trì Thế Vận hội và Thế vận của người tàn tật tại Tokyo.

Tranh Hokusai. nguồn. Wikimedia

HĐV

Nguồn. Roger Catlin.

Dec.9.2019.

Smithsonianmag.com