“- Chị không bao giờ mặc lại đồ cũ! Phương châm sống của chị là: mặc một ngày, vứt đi ngay.

– Sao chị không cho người vô gia cư?

– Làm vậy là xấu tính, họ đâu có giày phù hợp!”

Tiểu thư London Tipton – Facebook  

Ðó là lời đối thoại của cô tiểu thư London Tipton trong loạt phim “The Suite Life of Zack and Cody” của Disney Channel. Ðọc qua thấy có vẻ hài và “lố”, vì những người vô gia cư đương nhiên sẽ không quan tâm thời trang là gì, quần áo đôi khi chỉ là thứ cần có để họ đắp lên người, che chắn và giữ ấm. Cái quan trọng nhất của họ có lẽ là món gì đó làm no bụng và một chỗ ngủ tốt. Nhưng suy nghĩ trên không có sai, đối với một cô bé được xây dựng hình tượng “giàu đến ngớ ngẩn, sanh ra đã giàu” như nhân vật tiểu thư London Tipton: cổ bảo vệ môi trường bằng cách tiết kiệm giấy, và tiết kiệm giấy bằng cách không… đọc sách, cổ làm bài tập bằng cách đính vào mỗi trang vở một tờ $100 nộp cho cô giáo, mua lại công ty người mẫu Cindy Cannon chỉ để xin được việc trong công ty này… Tóm lại, nếu trong vở kịch Le Bourgeois gentilhomme (Trưởng giả học làm sang) của tác giả Molière, ông “nhà giàu mới nổi” Juocdan (Jourdain) “dành cả thanh xuân” để bắt chước làm sang. Còn trong loạt phim “The Suite Life of Zack and Cody”, London Tipton “dành cả thanh xuân” để làm… màu.

Ðơn giản là khi con người ta hết nỗi lo “cơm áo gạo tiền” thì người ta bắt đầu sẽ phát sinh những nhu cầu mới. Ví dụ như thời trang hoặc là nghệ thuật, lễ nghi… để nâng tầm phong cách sống, nâng cao giá trị con người.

Nhưng, cho dầu đó là nhu cầu, dùng để phục vụ bản thân thì cũng phải học và hiểu nó mới có thể sử dụng hoặc ứng dụng nó vào đời sống của mình. Không thì sẽ dễ biến mình thành “trưởng giả học làm sang” Juocdan (Jourdain) hoặc tiểu thư chuyên làm màu London Tipton. Những nhân vật này, khi xem trong kịch, trong phim thì thấy hơi hài hước và khá đáng yêu, đôi lúc đáng thương, vì họ chỉ là những nhân vật hư cấu, tác giả đang làm “lố” lên để răn dạy người đời. Nhưng nếu có những người thật, việc thật, thì sẽ không có những thông cảm, nhân loài sẽ chỉ có ác cảm.

Ngặt nỗi, Việt Nam có cả trăm triệu dân, đâu được mấy triệu người giàu? Tìm người “ba đời nghèo khổ” dễ gấp ngàn lần, triệu lần người dám xưng mình “ba đời giàu có”. Ngay cả dàn “lãnh đạo anh minh” cũng bị báo chí trong nước “bóc trần” tuổi thơ khốn khó mà. Chuyện này đã khiến không ít phụ huynh Việt “đau đớn” cho tương lai con cháu, vì theo “logic” hiện thời, thì chỉ có ai có tuổi thơ nghèo mạt rệp mới được làm lãnh đạo. Có người cha kiêm Facebooker tên Nguyên Tống đã viết “tâm thư” xin lỗi con mình, như sau:

Xem thêm:   Ham & hố

“Gửi các con thân yêu của bố,

Các con đã không may mắn khi sinh ra trong một gia đình không nghèo và bố thì lại ngu dốt mà chăm bẵm cho các con luôn luôn có ăn có mặc, có ô tô, có iPhone cho bằng chúng bạn. Giờ đã quá nửa đời người, bố mới thấy là bố đã làm hại các con, đã tước đi cơ hội làm nguyên thủ xứ này của các con.
Giả sử sau này các con có cưỡng lại được số phận mà lên tới tầm như các bác này thì cũng làm sao có được những bài báo, những “tâm sự, chia sẻ” của các thầy cô, các bạn bè cùng lứa, lâm li bi đát, ôn nghèo kể khổ và trở thành những tấm gương vượt khó như các bác ấy?!

Cách dân tình “từ thiện” online là “soi” mông người đi làm từ thiện – Chụp màn hình

Bố làm hại các con thật rồi. Thôi có lẽ các con đành phải tu luyện và lập nghiệp ở mấy cái xứ giãy chết thôi. Ở đó chúng nó không quan tâm đến những chuyện này, miễn là các con sống sao cho thành người tử tế, không hại đồng bào dù cùng hay khác màu da. Và đặc biệt là các con sẽ không cần phải mặc cảm vì có tuổi thơ không nghèo khổ các con ạ. Bố xin lỗi các con…»

Trong cái rủi có cái may, do Việt Nam vẫn còn là một đất nước có nhiều người nghèo, nên những người cha “tổn thương” như trên vẫn còn ít. “Nhờ” vậy mà số người nhìn vào lượng tài sản của các ông quan mà mơ ước, tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp, tươi sáng, đếm tiền mệt mỏi đông như quân Nguyên. Mà trong lúc “mơ ước, tin tưởng” hoài mà chưa giàu, biết thì làm gì cho qua ngày đoạn tháng? Có người kiếm cách làm… giàu, có người chọn làm… màu cho nhanh. Không có tài sản thật để làm màu như London Tipton, một số đông chọn cách làm màu “online”, cư dân mạng Việt đặt là “sống ảo”.

Vì vậy, mỗi ngày lướt mạng xã hội Việt Nam, chúng ta sẽ không ngừng được “diện kiến”:

*Những vị “Phật online” – dạy người ta cách sống sao cho thanh thản. Ví dụ như vô một video khoe của (túi hiệu, xe sang, ăn sơn hào hải vị) của ai đó, bạn sẽ bắt gặp các bình luận như: Sao mua đồ mắc như vậy mà không để tiền làm từ thiện? Ăn rồi cũng đi cầu ra hết, sao không để tiền đó giúp người nghèo?….

*Những hoa hậu, nam vương, nhà thiết kế thời trang “online” – chê bất cứ chỗ nào không hoàn hảo trên cơ thể, hoặc trang phục của người khác. Ví dụ như vào ảnh của người cứu trợ lũ lụt đang lội sình lầy, trao quà cho người trong tâm lũ, chê người ta mặc quần bó quá, mông người ta to/nhỏ quá. Và trang cá nhân cô gái trẻ tố cáo đã bị 6 du học sinh Bắc Việt tại Nhật hãm hiếp chê cô nàng xấu xí.

*Những vị tỷ phú “online”, dạy người ta cách tiêu tiền sao cho ý nghĩa. Ví dụ như: “Sao lại mua cái A mà không mua cái B?”, “Chị xài cái đó không “đẳng cấp” bằng cái kia… “

Xem thêm:   Chó...

*Thần đồng “online”, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, gì cũng biết mà không biết… mệt. Khi có sự trục trặc máy bay, họ bỗng trở thành phi công. Khi có sự kiện về đá banh, họ bỗng trở thành cầu thủ. Khi có sự kiện về y tế, họ bỗng trở thành bác sĩ. Khi có sự kiện về showbiz, họ bỗng trở thành bầu show…

*Những nhà đạo đức “online”, tìm mọi cách để “răn dạy” người ta phải sống sao cho “tốt đời đẹp đạo” chỉ qua một bức ảnh. Ví dụ, gần đây có một bức ảnh tả một cô gái lái xe máy, lúc đổ xăng cổ ngồi yên trên xe, nhổm mông lên để nhân viên cây xăng rót xăng vào bình. Thay vì trình tự bình thường là cổ phải xuống xe, mở cốp xe, đứng dạt qua một bên để nhân viên cây xăng “thi hành công vụ” với cái bình xăng. Thiên hạ 9 người thì mười ý, nhưng thật thần kỳ, không ý nào tốt. Ai cũng tỏ vẻ mình là thánh nhơn, chỉ trích cô gái, kẻ thì bình phẩm body cô gái, làm tình từ phía sau thì miễn chê (xin lỗi, tôi chỉ nhắc lại bình luận). Kẻ thì chê trách nhân phẩm cô gái, cho rằng cô có đạo đức không ra gì, vô lễ với nhân viên cây xăng. Có người còn thầm cảm thấy may mắn vì cổ đẹp, nhìn đỡ… ngán. Không ai nghĩ đến những kết quả khác, có thể cô gái có nỗi khổ riêng như bất ngờ đến kỳ kinh nguyệt, hoặc quần bất ngờ bị rách, hoặc cổ đang không thể xuống xe với bất kỳ lý do nào đó…

Các nghệ sĩ ký tên lên tranh, Công trình nghệ thuật buộc phải tháo dỡ vì bốc mùi – anninhthudo.vn

Thử nghĩ xem, ở một đất nước mà giàu hay không giàu, người ta cũng thích làm… màu, thì sẽ trở nên như thế nào? Bởi vậy, chúng ta có những cơn sốt về biệt phủ dát vàng, nhà ngàn tỷ, triệu đô nhìn như hàng mã, không có giá trị nghệ thuật. Những lâu đài nguy nga mang đậm vẻ bắt chước và thô kệch, không có giá trị lưu giữ như những ngôi nhà mà bọn “quân xâm lược” để lại. Những người chơi lan đột biến giá hàng chục, hàng trăm tỷ rồi bị lừa mất sạch tiền, không thể báo công an vì không có chứng cớ. Những “thần y” online, không trị được một bệnh nhân nào khỏi bệnh nhưng có thể lừa từ trong ra ngoài nước, hàng chục ngàn người tiền mất tật mang, tán gia bại sản, nhưng không ai tố cáo…

Ðó là làm màu về vật chất, còn làm màu về tinh thần, thì còn tệ hại hơn nữa.

Ở cuộc đời này, chúng ta có một thứ vô cùng «vi diệu» gọi là «nghệ thuật». Một thứ được định giá vô cùng «viển vông» còn «viển vông hơn tình hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc» nữa. Buồn cái là, đa phần người Việt không còn thời gian cho nghệ thuật, tất cả thời gian dành cho nghệ thuật đã dùng cho «tuyên truyền». Ai may mắn có năng khiếu, hoặc sống trong gia đình có truyền thống nghệ thuật thì còn dễ tiếp thu. Phần còn lại toàn ngu ngơ, Nhưng cái khao khát “hội nhập”, phải “thượng đẳng”, giấu dốt đã ăn sâu bén rễ. Thành ra, ta có thêm vô số chuyện để nói…

Xem thêm:   Dòng chuyển của Âm Thanh chương trình khơi niềm hy vọng

Khi dân cư mạng Việt Nam đang cười cợt một cặp đôi trẻ Hàn Quốc do hiểu lầm bộ màu và cọ đặt trước tác phẩm nghệ thuật là dành cho khán giả sử dụng (vì bên Hàn có những triển lãm nghệ thuật dành cho khán giả phát huy kỹ năng hội họa). Nên đã vô tình vẽ lên một bức tranh nghệ thuật trị giá 10 tỷ đồng được trưng bày ở Seoul. Thì tại Việt Nam, những vụ phá hủy tác phẩm nghệ thuật vẫn diễn ra theo những cách rất khó lý giải. Không chỉ bị phá hủy từ người dân trí thấp mà còn bởi những ông làm “cán bộ” nghệ thuật và cả những vị được gọi, tự xưng là “nghệ sĩ”: Ví dụ như một công trình nghệ thuật công cộng mang tên “Tháp” do họa sĩ Mai Thu Vân và các cộng sự thực hiện bên bờ Hồ Gươm, Hà Nội lại bị phá hủy một cách không ai ngờ tới. Ở đó các du khách, người dân phóng uế vì tưởng đó là nhà vệ sinh công cộng, khiến công trình nghệ thuật này không chỉ có “sắc” mà còn có cả “hương”. Trong một sự kiện gây quỹ từ thiện cho các cố nghệ sĩ Lê Bình và Mai Phương, Ðàm Vĩnh Hưng và Lệ Quyên cùng nhiều ca sĩ khác đã ký tên lên tranh của họa sĩ Hứa Thanh Bình – một hành động được coi là “giết chết tác phẩm”… Hoặc bức tranh do “danh họa” Nguyễn Gia Trí  (theo báo VN) thực hiện trong 20 năm khởi đầu từ năm 1969 và hoàn thành năm 1989 bị Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM làm hư hại sau khi giao cho thợ vệ sinh bề mặt tranh bằng… chất tẩy công nghiệp. Hay khi các họa sĩ rút khỏi triển lãm mỹ thuật toàn quốc vì tranh gửi đi triển lãm bị làm hư hại, ông Mã Thế Anh, Phó cục trưởng phụ trách Cục Mỹ thuật – Nhiếp ảnh – Triển lãm nói: “Các anh vẫn treo và sửa sau. Có một chút xước thì vẫn treo. Có một chút có gì đâu mà làm như cháy nhà (!)”. Hay mới đây, một triển lãm đã được tổ chức tại TP.HCM và thu hút khá nhiều người nổi tiếng tham gia bị chỉ thẳng mặt là “nhái toàn diện”, và những bằng chứng đã chứng thực đúng như vậy. Nhưng nó vẫn “sống” khỏe re… cho tới khi bế mạc!

Với những ví dụ đó, bạn cho rằng những công trình dành cho nhà hát giao hưởng hàng ngàn tỷ, hàng ngàn ghế ngồi đã bị bỏ hoang và tiếp tục được xây dựng trên khắp Việt Nam, là món đồ chơi để Việt Nam học làm sang hay làm màu với năm Châu bốn bể? Tôi chỉ sợ một bữa đẹp trời, một du học sanh Việt Nam nào đó kể về Việt Nam mình, trong đó có câu: Bên tao nhà hát rộng lắm, có khi chứa được cả trăm con bò!

Trung tâm triển lãm 800 tỷ đồng nằm trơ trọi giữa Thủ Thiêm, lâu lâu được bò ghé thăm – zingnews.vn

DU