Nhân loài đang sống trong một thế giới ngày càng có rất nhiều cái “không” do họ tạo ra, có cái “không” sẽ giúp xã hội tốt hơn, văn minh hơn. Mà cũng có những cái “không” khiến xã hội đang văn minh, tốt đẹp trở nên mọi rợ, xấu xí. Ví dụ:

Ðiện thoại không dây, bếp không lửa, xe không người lái, bán hàng không có tiệm, viết không cần bút, bác sĩ không lương tâm, con người không trách nhiệm, bằng cấp không giá trị, kiểm điểm (khi) không có lỗi, rút kinh nghiệm (nhưng) không kiểm điểm, giáo dục không giáo dục, hôn nhân không cảm tình, làm… tình không đối tác, con cái không gia đình, đưa ma không cần mộ, hẹn hò không (bao giờ) gặp mặt v.v. Và đây là một bài viết không kiểm duyệt!

Riêng cái “không” ở cuối, tốt hay xấu có lẽ tùy cảm nhận/cảm tình của từng độc giả (sau khi đọc hết bài viết này). Nhưng để đánh giá “nhân phẩm” những cái “không” còn lại, chỉ cần nhìn vào hiện thực xã hội. Quả tình, những cái “không”  khiến xã hội đang văn minh, tốt đẹp trở nên mọi rợ, xấu xí đang dần “lấn át” những cái “không” có “nhân phẩm tốt”, chẳng trong phần mở đầu trên mà là trong cuộc sống con người.

Không phải tôi u ám hóa cuộc sống, mà “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”.

Một dạng của “máy bay không người lái” –  Fly Camera – Nguồn: shopee.vn    

Người ta thường nói, cái gì quá cũng không tốt, ngay cả khi cái tốt bị bão hòa, cũng rất dễ trở nên “đỡ” tốt đi. Thử hỏi, khi con người ta bị ngâm vào một “nồi nước lèo” đầy sự xấu xa, tin tức không hay, thì họ sẽ như thế nào? Dĩ nhiên, họ sẽ nghĩ tới những rủi ro nhiều hơn là những thứ tốt đẹp, khi gặp/khi nói về một vấn đề nào đó. Có một ví dụ thực tế, tuy đơn giản, nhưng tôi nghĩ có thể minh chứng cho “luận điệu” trên:

Có thời gian, tôi nhận “order” mỹ phẩm từ nước ngoài về cho bạn bè (có tính lệ phí). Vì nhiều lý do nên công việc làm thêm này đã “phá sản” sau khi “khởi nghiệp” không lâu. Tuy nhiên, tôi cũng có khá nhiều kỷ niệm. Trong đó, có không ít “kỷ niệm” khiến tôi nhận ra, con người VN thời nay rất giống… tôi – luôn sống trong một tâm thế “cảnh giác” và sợ rủi ro, rồi làm lỡ mất nhiều niềm vui, đôi khi gây phiền hà cho một số người không lan quyên (liên quan) khác. Thậm chí, vì vậy mà tự đưa mình vào một “cạm bẫy” khác, tinh vi hơn những gì họ nghĩ tới và gặp/nghe qua.

Có lần tôi giúp một người bạn ở nước ngoài tặng quà cho người thân của bạn. Quà thì bất ngờ mới vui. Nên bạn và tôi không ai báo trước cho người nhận, là người nhà của bạn. Vì vậy, khi người giao hàng (sau khi lấy hàng từ tôi) gọi điện tới cho người nhận quà, nói có người ở nước ngoài tặng quà, ra cổng nhận. Người nhận quà liền “nhanh trí”… từ chối, trả lời là nhà không có ai ở nước ngoài. Khi người giao hàng đọc đúng tên của người gửi luôn, nhưng người nhận vẫn “kiên định” trả lời “nhà tôi không có ai tên đó hết”. Món hàng trả về, vừa tốn hai lần tiền giao hàng (vì phải đem đi, đem về), vừa tốn không ít tâm tư của người tặng. – Sau đó, bạn tôi gọi điện về, người nhà mới kể là “nãy giờ đang run cầm cập, bụng đánh lô tô vì tưởng ăn cướp lừa đảo, biết hết thông tin nhà mình”…

Huế: Cơ sở phế liệu gom kim tiêm, ống nghiệm còn nguyên máu đem đi tái chế Nguồn: laodong.vn

Người ta nói, nếu muốn biết một đất nước đang như thế nào, hãy nhìn vào dân trí, mức sống và cách cư xử của những người dân bình thường nhất với nhau. Vậy, ở một đất nước có những người dân khi được tặng quà nhưng không dám nhận (sợ bị lừa đảo), khi được hỏi đường nhưng không dám chỉ (sợ bị đánh thuốc mê/thôi miên, bị giựt đồ), khi thấy người gặp nạn không dám giúp (sợ bị dàn cảnh cướp bóc), khi thấy chuyện bất bình không dám xía vô (sợ liên lụy), khi thấy chuyện vui không dám cười/khi thấy chuyện buồn không dám khóc (sợ bị… hớ), khi thấy cướp không dám tố (vì sợ bị bỏ… tù), khi thấy quan không dám kêu oan (vì sợ đó là… cướp)v.v. Quan trọng nhất, khi thấy Du Uyên mà không nghĩ là người… tốt. Thử hỏi, với những cái “không” trên, còn gì lung lay hơn cái gọi là niềm tin ở đất nước này?
Vậy người ta giải quyết sự “khủng hoảng niềm tin” này bằng cách nào? (Vì không ai sống “bền” được khi mang một tâm hồn lung lay, chao đảo như đi giữa biển khơi rộng lớn, dù biết bơi.)

Xem thêm:   Khủng bố hồi sinh

Trong thời đại cả thế giới kêu gọi nhau phải “bảo vệ môi trường”, Việt Nam cũng không lép vế. Lúc phần còn lại của nhân loài tái chế rác thải nhựa thì chúng ta tài ba hơn, đi trước nhân loài làm những điều họ không (dám) nghĩ. Chúng ta tái chế… khẩu trang, tái chế… bao cao su, tái chế kim tiêm/ống nghiệm, tái chế thịt hư/cá thối… Và trong một lúc nào đó, không ít người Việt Nam nghĩ tới việc tái chế một thứ vô cùng “vi diệu”, đó là tái chế niềm tin.

Có rất nhiều cách để người ta làm điều đó. Cách nhiều nhất người ta dùng là dời chỗ để “cất” niềm tin, hy vọng là sau khi được ươm mầm ở vùng đất mới, niềm tin sẽ khai hoa kết trái.

Một chàng “doanh nhân Mỹ” sau màn hình, có thể là một người đàn bà – Nguồn: baophapluat.vn

Như cách mà những người có lòng tốt chọn tin một cô ca sĩ, những cá nhân/hội nhóm từ thiện không chuyên, thay vì tin vào một bộ máy chính quyền “chuyên nghiệp”, lúc họ nghĩ tới việc cứu trợ người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai/nhân tai. Hay những người yêu nước, thà tin những tin “hot” chưa kiểm chứng của “bọn phản động” tung ra, còn hơn là tin vào những con số 100% tròn trĩnh từ bộ máy truyền thông lấp ló cái bóng “tuyên giáo”. Hoặc có những người, thà đem hết niềm tin trao cho một người hư ảo nào đó bên kia màn hình laptop/điện thoại, còn hơn là tin những kẻ bằng xương, bằng thịt đang “nhúc nhích” xung quanh mình.

Xem thêm:   Ăn giựt & ăn gian...

Ðôi khi chỉ vì quá thất vọng về những thứ chân thật, người ta bắt đầu tin vào những thứ phù phiếm, mờ ảo. Rồi từ đó, không ít người vinh dự được ghi danh vào danh sách hàng triệu người bị lừa – bởi những kẻ mà họ chưa bao giờ gặp mặt. Rứa là loài người chúng ta bắt đầu biết thêm những “bi kịch” mới, từ lúc những thiết bị điện tử “thông minh” được sanh ra. – “Bi kịch” về những người bị lừa qua mạng.

Cái gì cũng có hai mặt (Giống như công lý ở Việt Nam, vừa là thẩm phán với dân, vừa là diễn viên hài với quan). Bên cạnh việc kết nối con người vì những lý do thiết yếu như: truyền tin, truyền hình, truyền tình, truyền… tiền… Những thiết bị điện tử “thông minh” còn kéo khoảng cách của những con người mang trái tim cà… thọt, chênh vênh, mất chỗ dựa tinh thần lại gần với những tên “đầu bếp” đại tài, có thể nấu ra bất kỳ món ăn nào có mùi vị ấm áp của “lòng tin”. Cái giá phải trả cho những bữa ăn thịnh soạn (bằng hình ảnh và câu chữ) đó sẽ tùy vào tài “nấu nướng” của “đầu bếp” và “khẩu vị” của “khách hàng”. – Có người chỉ mất niềm tin ít ỏi còn lại, có người mất “một nửa hồn” vì trót tin vào những hứa hẹn của “bạn ảo”, có người mất tài sản (vì tin vào “bẫy rập” mang tên “hùn hạp làm ăn”), có người mất cả ba thứ trên. Cũng có những người yếu lòng, sau khi mất ba thứ trên, buồn chán và xấu hổ, tự vận, thế là mất… mạng (mạng sống chứ không phải mạng internet). Cũng có người may mắn, còn mạng nhưng «được» thêm một một món… nợ to.

Hoặc là một anh chàng đến từ Châu Phi Nguồn: dantri.com.vn

Ở Việt Nam, người bị lừa ngoài xã hội nhiều còn hơn cá chết vì Formosa năm nào, không phân biệt nam, nữ, già trẻ. Nhưng riêng ở “lãnh vực” bị lừa qua mạng ảo thì phụ nữ và người có giới tánh thứ 3 chiếm nhiều hơn. Lý do:

Thứ nhất là do khuôn phép, lề lối cũ còn đè nặng trong tâm thức, khiến những người phụ nữ hoặc những người có “giới tánh thứ 3” không thực sự dám mở lòng với những người xung quanh, tự đi tìm cho mình một người mà họ ao ước. Thứ nhì, do sự cảm thông của con người bị thu hẹp bởi sự phát triển méo mó của xã hội hiện thực, không nhiều người thật sự ngồi lại lắng nghe những gì sâu thẳm trong tâm hồn rách nát của một người cô đơn. =>> Những người bị lừa đa phần là vì trông chờ vào việc có thể mở lòng trước với một kẻ xa lạ, hy vọng họ hiểu mình trước khi gặp mặt mình. Nhưng người bên kia màn hình, chỉ muốn hiểu bạn để nắm điểm yếu, rồi lợi dụng điểm yếu đó mà lừa gạt bạn!

Xem thêm:   Dòng chuyển của Âm Thanh chương trình khơi niềm hy vọng

Thứ ba, quan trọng nhất – mộng ước đi khỏi đất nước “thiên đường” này – bằng chứng là 90% người bị lừa qua mạng là bởi những tên tự xưng “doanh nhân Mỹ”, “phi công Anh”, “việt kiều Úc”… sẽ đến Việt Nam cưới và bảo lãnh những người nhẹ dạ này – đưa họ qua đất nước văn minh khác, làm thử con người “thượng đẳng”, có hộ chiếu không bị “soi mói” ở sân bay các nước một lần xem sao. =>> Ðây là điểm yếu không hề bí mật, dễ lợi dụng nhất.

Đừng tin tất cả những gì bạn đọc trên màn hình của các thiết bị thông minh – Nguồn: Facebook

Thứ tư, do yêu cầu đối với “người trong mộng” của những “khách hàng” nhẹ dạ này quá cao, vượt mức so với những người xung quanh họ. Quá khó để tìm một kẻ vừa có thể kiếm tiền nhiều, vừa biết ăn nói (lại mà vừa có thể rảnh để luôn chầu chực tâm sự với “nàng” 24/24, bất cứ khi nào “nàng” có chuyện cần tâm sự). Trong khi đó, “chàng” vẫn rảnh rỗi tút vẻ ngoài láng mướt, sắp xếp một công việc làm ăn trong mơ với giấy tờ, tài liệu y như thật. Rủ “con mồi” cùng “hùn hạp” làm ăn, với mức sinh lời “siêu to, siêu khổng lồ”…

Thứ năm, do những người bị lừa thiếu hiểu biết hoặc chưa “update” kịp thông tin vào những chiêu trò lừa đảo mới. Cũng có khi, do họ quá tự tin vào bản thân mình (hoặc là “mình không có gì để lừa” hoặc là “nó sẽ không lừa được mình”, “nó sẽ không nỡ lừa mình”). =>> Nhưng họ nào biết, những kẻ bên kia màn hình, ai chúng nó cũng lừa. “Dính” được ai thì “dính”!

Tóm lại, ngoài việc tất cả các thông tin đưa cho bạn là không có thực ra, thì những tên lừa đảo qua mạng có thể thỏa mãn mọi thứ mà bạn – các “con mồi” đang chới với giữa xã hội mất niềm tin ngoài đời thực – mong muốn. Khiến bạn tin rằng, không ai tốt và hoàn hảo hơn người phía sau màn hình. Rồi từ từ đi theo con đường mà hắn muốn bạn đến, mất tiền, mất tình, mất niềm tin (có thể mất luôn mạng nếu không thể chấp nhận sự thật). Bạn cứ u mê như cách mà nhiều người dân Bắc Triều Tiên tin không có gì tốt bằng Ðảng Lao Ðộng. Hay những kẻ tin rằng hồi trước 1975, dân Miền Nam đói khổ dưới ách thống trị của Mỹ Ngụy… Cho đến khi tự bạn nhận ra sự thật là chẳng có gì là sự thật hết, giống như câu “độc lập-tự do-hạnh phúc” bạn phải viết ra mỗi lúc muốn làm giấy tờ trang trọng nào đó vậy! Bởi vậy, người ta có câu: Ðừng nghe những gì “bạn ảo” nói, hãy nhìn những gì “bạn ảo” làm.

DU