Mấy tháng nay, Sài Gòn rơi vào mùa mưa. Mùa mưa Sài Gòn năm nay lại rơi vào mùa dịch. Có lẽ “nhờ” vậy mà người ta bớt than thở về sự ngập của thành phố này. Dù ở nhiều quận, sau mỗi cơn mưa, sàn nhà lại ướt (vì nước cống tràn vào). Mà cũng có thể do người ta… quên!

TP.HCM ngập do lãnh đạo quên chống ngập – Nguồn: PLO.VN   

Khi ông trời đang “hăng hái” đổ mưa. Khi dân quận Bình Thạnh đang cố ngăn nước cống tràn vô nhà. Khi dân quận 2 đang cố bơi qua đường để vào công ty. Khi dân ba tỉnh Hà Nội, TP.HCM và tỉnh Thanh Hóa đang cố tìm hình bóng của Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng trong đám (quốc) tang của nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. Khi cư dân mạng VN đang bực bội vì các chương trình trên tivi bị ngắt phát sóng (bởi quốc tang), còn các chương trình giải trí “ngoài đời” thì bị “gián đoạn” vì cúm Vũ Hán. Thì tôi ngồi đây, dưới mái hiên nhà mình, trước mặt là cơn mưa xối xả, nhớ coi sáng nay mình đã cẩn thận cất chìa khóa ở chỗ nào?

Thiệt ra, ngoài việc hay phải thay ổ khóa cổng, chìa khóa phòng vì làm mất/để quên chìa. Hay để quên tiền ở nhà khi rủ bạn đi ăn. Hay để quên người thân ở chợ khi cùng họ đi mua sắm. Lâu lâu phải đổi mật khẩu email/mạng xã hội vì không nhớ nổi pass. Lâu lâu phải bỏ đồ ăn vào thùng rác vì quên màu nắp của hũ muối và hũ đường. Cùng vài thói… quên nhỏ nhặt khác. Thì tôi luôn được nhiều người đánh giá là người có trí nhớ tốt (nhờ sự thù dai).

“Nhờ” sự mau quên đó, tôi có thêm chỗ rất bự trong lòng để bao dung với nhân loài. Tôi thấy bình thường khi ông Tổng Bí thư, Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng, tuy làm “Trưởng Ban Lễ tang” của ông Lê Khả Phiêu nhưng… quên đến (chỉ gửi vòng hoa viếng). Tôi cũng cảm thông hơn khi mấy ông lãnh đạo thành phố mình đang sống mỗi năm đều báo cáo tiền chống ngập hàng chục ngàn tỷ nhưng quên… làm, để những “con đường làng” của Sài Gòn ngày càng giống những con… sông. Chắc họ cũng muốn làm, nhưng khi bắt tay vào thì hết tiền! Tôi cũng “hiểu hiểu” khi gói 62 ngàn tỷ “hỗ trợ” người dân nghèo, mất việc vì Cúm Vũ Hán chưa đến xóm mình (đặc biệt là không biết bao chừ đến tai/lẫn tay của tôi mà không phải chỉ trên tivi/báo chí). Có thể mấy ông cầm tiền cũng hay quên như tôi, xài tiền lộn chỗ rồi? Nói chung, nhờ tánh hay quên của bản thân mà tôi bao dung lắm, đụng đâu là… cảm thông/đồng cảm tới đó. Bất kể là họ quên thiệt hay là con người họ vốn khốn nạn, xấu xa. Tại tôi biết, mình không “thông cảm” cho họ thì mình cũng đâu làm gì được! Không chỉ mình tôi biết, hàng triệu người xung quanh tôi cũng biết, nên cả đất nước này, có hàng chục triệu người mau quên!

Dân mạng bị buộc khoan… vui trong 24 giờ – Nguồn: Facebook

Ðược cái, tôi không thể làm lãnh đạo (theo luật pháp VN thì sau khi xét 3 đời của tôi, tôi cũng không có cơ hội làm vợ của lãnh đạo lẫn công an luôn). Nên sự hay quên của tôi chỉ ảnh hưởng đến bản thân tôi hoặc những người thân cận nhất là cùng. Không phải ảnh hưởng đến cả xóm, cả huyện hay cả nước như mấy lãnh đạo “mau quên” ở trên (và cả dưới đây). Nhưng trong cái may, cũng có cái rủi. Tỷ lệ lãnh đạo “mau quên” của đất nước  này quá nhiều!

Xem thêm:   Mây đen phủ bầu trời...

Khi đang ngồi chờ ông thợ làm khóa tới thay ổ khóa, tôi đọc được câu chuyện khá thú vị về việc “lẩm cẩm”, hay quên của nhân loài. Nhân vật chính của câu chuyện là một phụ nữ. Cô là bệnh nhân dương tính với cúm Vũ Hán số 833 (ở Quảng Trị, VN).

Trong tờ khai báo y tế của mình (về những người cô đã ở gần, có nguy cơ lây nhiễm chéo), bệnh nhân 833 này nhớ là ngày 4-8 đã từng đi ăn một tô cháo “siêu to siêu khổng lồ” trước khi biết mình bị cúm Vũ Hán. Nhưng bệnh nhân 833 không nhớ tên quán là gì, chỉ nhớ là cháo khá ngon. Sau một hồi suy nghĩ, cô thầm nhủ: “Cả huyện này, nghe nói chỉ có bà Ngọc Lan bán cháo ngon nhất, chắc là bà ấy”, rồi cô điền vội tên quán cháo đó vào giấy.

Ngày 10-8, bà chủ quán cháo Ngọc Lan và nhân viên quán được xe cấp cứu, người mặc đồ bảo hộ từ đầu tới chân đến tận cửa “nắm tay” dìu đi vào khu cách ly, trong sự ngỡ ngàng. Người ta nói với bà là bệnh nhân 833 tới ăn quán bà hôm 4-8.

Khi bạn không dùng “tường lửa” ở VN Chụp màn hình

Bà Ngọc Lan buồn lắm, bán cho ai không bán, bán ngay vị khách “đặc biệt” như vậy chứ? Nghỉ 14 ngày (vì cách ly), “sở hụi” ai bù? Rồi lỡ có bị nhiễm bệnh, không biết sống qua con trăng này không? Rồi ai sẽ thừa kế nghiệp cháo của mình đây? Sau những dằn vặt, bà cũng nguôi ngoai. Bệnh tật xui rủi mà, có ai muốn đâu!

Nhưng khi đà nguôi ngoai, tĩnh tâm sau ba ngày bị cách ly, ngày 13-8, bà Ngọc Lan coi lịch thì bỗng phát hiện: hôm 4-8 là ngày rằm, bà theo đạo Phật nên không bán cháo – đồ mặn ngày đó. Mừng mừng tủi tủi tức tức, bà Ngọc Lan báo ngay cho “quản giáo” của khu cách ly. Ðể coi coi bệnh nhân 833 có thù riêng gì với bà không mà khai báo “hại đời nhau” như vậy.

Hóa ra, hai người này không quen biết gì nhau, cũng không có thù riêng hận chung gì. Chẳng qua là cô bệnh nhân 833 nhớ… lộn tên quán cháo. Quán cổ ăn tên là Ngọc Lý chứ không phải Ngọc Lan. Vì hai quán này kế nhau, tên cũng giống giống nhau nên cô bệnh nhân nhớ lầm. Còn về việc Ngọc Lan hay Ngọc Lý là quán cháo ngon nhất huyện, giờ đây cô cũng không chắc lắm.

Xem thêm:   Cấm TikTok

Kết quả, nhân viên và chủ cả của Ngọc Lý hay Ngọc Lan đều phải ở đủ 14 ngày trong khu cách ly rồi mới được về (vì phía quán Ngọc Lan đã lỡ ở chung khu cách ly với những người có nguy cơ nhiễm ba bữa rồi). Nhiều người đoán, sau này mà bệnh nhân 833 may mắn thoát cúm Vũ Hán, có thể sẽ phải nhịn ăn cháo ở hai quán này vài năm, nếu không muốn tô cháo mình ăn có “đính kèm” những đôi mắt hình viên đạn.

Không biết mấy cây cột điện ở Mỹ có mau quên như cô gái ở trên và tôi không? Hết dịch tới nơi mà chưa thấy cây nào chạy về!

Nói đến sự lú lẫn, thật ra thì đôi khi mau quên cũng không phải xấu. Cách đây chừng 2 hoặc 3 năm gì đó, tôi có du lịch ở Thái Lan. Một bữa đẹp trời, vì phải làm công việc gấp. Tôi đã mở laptop lên và làm, như mọi khi. Sau khi làm xong, gửi email đi, tôi mới cảm giác nó thiếu thiếu cái gì. Nghĩ mãi không ra, nên tôi quyết định không nghĩ nữa. Ði ngủ.

Những app nguy hiểm thì xài vô tư – Nguồn: 24h.com.vn

Sáng hôm sau, qua một đêm dài “dưỡng não”. Mở máy lên lướt tin tức, tôi mới nhận ra đêm qua “thiếu thiếu” cái gì. Thì ra, tôi đã vào tất cả các trang web (mà tôi thấy hữu ích) một cách trơn tru, nhanh chóng mà không cần khởi động app “tường lửa” (được cài sẵn trong máy tính lẫn điện thoại). Một điều không xảy ra nếu tôi đang ở “quê” mình. Tôi đã phát hiện khoảng cách của tự do, văn minh internet giữa hai đất nước nằm cạnh nhau, nhờ tôi quên khởi động những app “tường lửa” khi mở máy (đây là công việc hàng ngày tôi phải làm khi muốn đọc tin tức nhiều chiều, nhiều góc nhìn khi ở “quê nhà”).

Tuy trước đây tôi ý thức được, với những người có quyền điều hành đất nước tôi đang sống, những trang web mà tôi cho là hữu ích chính là những trang web “phản động”. Dù nó không thu thập thông tin người dùng như tiktok, không đọc/chụp trộm tin nhắn của người dùng như Zoom, Zalo, không là cánh tay nối dài của bất kỳ nhà nước độc tài nào… Nhưng sau sự việc đó, khi về Việt Nam, tôi mới bắt đầu chú ý hơn, tìm hiểu về cách internet vận hành. Nhờ sự tìm hiểu đó, tôi có niềm tin vào tương lai hơn.

Vì tôi được biết về những dự án của wifi/internet vệ tinh – người dẫn đầu xu hướng là CEO của SpaceX, Elon Musk. Có nghĩa là, internet sẽ có khắp mọi nơi (ngay cả ngoài trái đất) từ những “cục phát” ở vệ tinh, không phụ thuộc vào các nhà mạng nội địa nữa, đồng nghĩa với việc bạn sẽ không bị “chặn đường chặn ngõ” khi muốn đọc bất cứ tin tức “phản động” nào. Trong tương lai, nếu việc này thành sự thật, các nhà độc quyền về mạng viễn thông của “quê” tôi (và các nước độc tài) sẽ “ngủm củ tỏi”. Vì không ai nguyện trả tiền để bị “cầm tù” cả. Ai cũng sẽ chọn sự tự do. – Ðó là lý do mà các quan chức của các nước độc tài toàn chọn xứ tự do để cho con cái đi học, định cư, cho bản thân “hạ cánh”. – Ngộ ghê, chuyện gì chứ mấy chuyện này không bao giờ họ… quên!

Xem thêm:   Nạn nhân của Putin

Từ wifi/internet vệ tinh, tôi nghĩ tới… điện vệ tinh. Nếu có một loại điện nào đó mà người dân Việt có thể lựa chọn dùng, để thay thế cho thứ điện đang được độc quyền ở VN- từ Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam – viết tắt EVN (tên giao dịch quốc tế: Vietnam Electricity). Chắc EVN cũng có ngày “ngủm củ tỏi” vì những sự lãng quên mà tập đoàn này “dành cho” cả trăm triệu khách hàng ở VN. Thật tiếc, chưa có một phương pháp nào đề ra. Ở VN hiện thời, ngay cả việc lắp đặt điện từ năng lượng mặt trời, cũng rất nhiêu khê, đắt đỏ. Tất cả đều được cung cấp từ các tập đoàn độc quyền.

Nỗi sợ thật sự… – Từ Facebook

Vì độc quyền, EVN mua điện từ các nhà sản xuất chỉ 1 mức giá, nhưng có thể tính lại với người tiêu dùng đến 6 mức giá theo 6 bậc, mà bậc giá thứ 6 lại gần gấp 2 lần (tức là tăng 200% so với giá bậc 1) bậc giá thứ 1.

Vì độc quyền, giá điện mà EVN mua vào bình quân là 650đồng/kw, sau khi cộng tất cả chi phí quản lý, vận hành, thất thoát đường dây, thất thoát giờ cao điểm, giờ thấp điểm… để rồi giá thành đội lên đến 2,300đồng/kw.

Vì độc quyền, EVN có thể cộng tất cả những chi phí lỗ hàng chục ngàn tỷ đồng vì đầu tư ngoài ngành để tính vào giá điện và ép buộc người tiêu dùng phải gánh chịu.

Vì độc quyền, số điện/giá điện của EVN tha hồ tăng bất thường, đầy ngẫu hứng mà không ai có thể “cãi” được. Bởi đồng hồ đo điện, người đo điện lẫn số điện của mỗi gia đình đều được EVN “em giấu riêng cho riêng em biết”. Không ai có thể tự kiểm tra số điện mỗi tháng mình dùng (cũng y chang việc không ai biết được ngày mai có vào được internet hay không, web của mình bao giờ bị chặn, bị sập hay có con cá mập đói bụng vừa “chén” xong vài cọng cáp quang internet).

Không chỉ độc quyền, EVN còn có bức tường thành vững chãi đứng đằng sau lưng mang tên “nhà nước”. Bởi vậy, để “giải cứu” EVN sau những “scandal” về giá điện, số điện, những bê bối ở trên. Ngày 10-8-2020, Bộ Công thương đã chính thức đề nghị thêm giá bán lẻ “điện một giá” để khách hàng dùng điện sinh hoạt tự lựa chọn (bên cạnh cách tính 5 bậc thang như cũ). Và giá điện một giá này vô cùng “nghiệt ngã”: 2,889 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT). Cao hơn cả mức giá cao nhất trong cách tính 5 bậc cũ! Mà mau chóng quên mất tiêu sự “gắt gỏng” cách đây vài hôm mà ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dành cho giá điện và những bê bối của EVN (mặc dầu, cũng chính ông thủ tướng bổ nhiệm lại Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN hồi tháng 3/2020.)

Vậy mới biết, tuy nhà nước mau quên, nhưng chỉ quên việc giảm.

DU