Trong nhiều cuộc tranh cãi tuần qua, cư dân mạng trẻ Việt Nam đang tranh cãi về tiền “boa” (tip), sau một câu chuyện bên… Mỹ. Dầu chuyện này không hề hiếm tại Việt Nam.

“Bẫy nợ Trung Quốc”, bạn có nghe chưa? – (Nguồn: iluminasi.com) 

Chuyện là, Ryan Brandt – một nhân viên phục vụ ở nhà hàng “Oven và Tap” (tại Bentonville, Tiểu bang Arkansas, Mỹ) – bỗng “trúng mánh”. Khi cô cùng một đồng nghiệp phục vụ bàn tiệc của nhóm hơn 40 người trong “câu lạc bộ bữa tối 100USD” mà anh Grant Wise là đại diện, rồi cô nhận được 4,400USD tiền “tip” sau khi tan tiệc ở ngoài cửa nhà hàng, vì nhóm khách này muốn tặng riêng cho người phục vụ mình (quy định của nhóm này là sau bữa tiệc, mỗi người sẽ tặng cho nhân viên phục vụ 100USD).

Niềm vui ngắn chẳng tày gang, thay vì Ryan Brandt và đồng nghiệp cùng phục vụ bàn đó chia đôi số tiền trên, thì cô bị quản lý nhà hàng yêu cầu chia sẻ số tiền trên với tất cả đồng nghiệp từ đầu bếp đến người pha rượu, điều cô chưa từng bị yêu cầu trước đó, không có trong quy định nhà hàng (Brandt đã làm việc ở nhà hàng này hơn 3 năm). Và Ryan Brandt bị sa thải ngay tức thì vì không chịu làm theo an bài, mà còn méc khách hàng.

Khi biết Brandt đã bị cho thôi việc, Grant Wise kể câu chuyện lên mạng xã hội và kêu gọi giúp đỡ cô trên GoFundMe, số tiền ủng hộ Brandt nay đã lên đến hơn 10,000USD. Ngoài ra, cô nhân viên phục vụ trên cũng được một nhà hàng khác mời làm việc sau đó. Có kẻ vui thì cũng có kẻ buồn, Nhà hàng Oven và Tap phải hứng chịu làn sóng chỉ trích và những đánh giá tiêu cực trên Facebook, Google và Yelp từ cộng đồng mạng. Có thể quản lý cũng sẽ mất việc(?)

Câu chuyện trên gây nhiều tranh cãi tại các “group” của giới trẻ Việt – những người đang-từng-sẽ làm nghề phục vụ, vì nó quá quen thuộc. Nó khơi dậy rất nhiều ký ức không vui của nhiều người từng bị quản lý-chủ nhà hàng/cửa hàng… cũ “nuốt” tiền “tip” mà khách hàng cho riêng họ – bên ngoài phần “tip” chung. Rất nhiều người bình luận kể lại việc họ từng mất trắng tiền “boa” riêng như thế nào. Nhưng, kết quả chỉ có hai hướng: nghỉ việc hoặc chịu đựng tiếp. Chưa có cô nhân viên Ryan Brandt may mắn nào như trên tại Việt Nam, có lẽ bởi vì ít có người khách nào như anh Grant Wise chịu “theo tới cùng câu chuyện” với một người nhân viên phục vụ.

Hình ảnh chia sẻ trên Instagram cho thấy nhân viên phục vụ nhận 4,400 USD tiền típ từ thành viên “câu lạc bộ bữa tối 100 USD” tại nhà hàng ở Arkansas (Nguồn: Instagram).

Có người đồng tình thì cũng có nhiều người không đồng tình. Ví dụ như những người là nghề quản lý/chủ nhà hàng/cửa hàng – họ thì cho là cô nhân viên ở trên bị đuổi là đúng, tiền “boa” là của chung là đúng. Vì theo họ, tiền trong cửa hàng thì phải là của chung hoặc của… chủ/quản lý cửa hàng, người nhân viên không có quyền quyết định. Ngoài ra, có những bình luận từ các vị khách hàng có suy nghĩ khác về tiền “boa” – họ cho là không nên “tip” nhân viên phục vụ, trừ khi quán yêu cầu. Vì họ tin rằng, nhân viên đã có lương, tiền lương của họ đã được tính vào tiền hóa đơn. Nhiều người còn cho là hành động “boa” là hành động “coi rẻ” người phục vụ, vì chắc gì người ta cần.

Xem thêm:   "Thế hệ cợt nhả"

Nếu là một nhân viên phục vụ, chắc chắn có ai đó sẽ nói: Hãy “coi rẻ” chúng tôi đi. Còn nếu là một khách hàng, bạn nghĩ có nên “tip” cho nhân viên phục vụ không?

Tôi cũng từng lấn cấn như những bạn khách hàng (tôi đoán là) trẻ ở trên. Do hồi mới ra trường, tôi từng được một người sếp cũ truyền đạt: “Ðừng dạy hư phục vụ bằng cách “boa” tiền cho họ. Lần sau nếu không “boa” hoặc “boa” ít hơn người khác, em sẽ bị họ “kỳ thị”. Còn cứ “boa” hậu hĩnh mãi, họ sẽ “vòi vĩnh”. Ðừng lấy tiền mình tự “bẫy” mình.” Không những tin vào lý thuyết trên, tôi còn đi truyền bá tư tưởng đó đến nhiều người khác, ra vẻ mình hiểu biết lắm. Cuộc sống mà, ai không có sai lầm. Ðiều quan trọng là mình nhận ra mình sai sớm hay muộn và có chịu sửa hay không. May là cuối cùng tôi cũng biết cách nghĩ trên là sai với thời đại hiện tại. Chỉ không may là tôi nhận điều trên hơi trễ.

Ðó là sau một bữa “workshop” về ngành làm đẹp của một người bạn. Trong buổi “giao lưu” đó, bạn mời tôi nói về những ý tưởng trong kinh doanh “spa”, còn bạn thì nói về cách phục vụ khách hàng. Bạn tôi không dạy người ta cách “boa” người khác trong “workshop” đó, nhưng bạn dạy nhân viên của mình cách nhận tiền “boa” từ khách – nhận một cách trân trọng và biết ơn, không đòi hỏi, kỳ kèo, tỏ thái độ khi tiền “tip” ít… Nhìn những ánh mắt sáng rỡ khi kể về những “kỷ niệm” với tiền “tip”, tự nhiên tôi thấy tội lỗi với suy nghĩ cũ kỹ của mình. Sau buổi nói chuyện đó, tôi chợt nhận ra việc mình đưa tiền “tip” cho những người làm nghề phục vụ khách hàng tốt là một chuyện rất là hay, không hề “bậy bạ” như tôi từng nghĩ. Thứ nhất, đó là lời cảm ơn tới những người đã phục vụ mình. Thứ hai, tiền “tip” sẽ giúp đôi bên hạnh phúc hơn: bên người phục vụ hạnh phúc vì có thêm thu nhập, còn bên khách hàng hạnh phúc hơn vì được phục vụ tốt hơn (bởi người phục vụ đang hạnh phúc). Chưa kể, lần sau ghé tiệm, bạn còn có thể được “nhung nhớ” và “yêu thương” hơn nữa. Nói chung là không có cái “bẫy” nào ở đây cả. Có “bẫy” chăng, thì người “bẫy” sẽ là người “tip”. Cũng trong buổi trao đổi đó, tôi được nghe không ít chuyện tình giữa những cô/cậu phục vụ với những người khách sang trọng luôn “boa” hậu hĩnh cho họ, và khá ít chuyện tình nào bắt đầu như thế mà có cái kết tròn vẹn. Vì đôi khi, các vị khách “sộp” kia đi đâu cũng “tip” hậu hĩnh, mỗi quán/tiệm/nhà hàng họ lại có một… mối tình.

Xem thêm:   Đánh sập Iran

Ở Việt Nam, giờ chuyện tiền “tip” không còn hiếm và xa lạ như lúc tôi mới “vào đời” nữa, cũng có thể do tôi quen biết nhiều người có suy nghĩ thoáng hơn về việc này. Tuy nhiên, tới tận tuần rồi, khi đi cà phê với sếp cũ, nói chuyện về vấn đề này, anh ta vẫn giữ nguyên ý kiến của mình. Dầu trong nhiều vấn đề khác, anh ấy suy nghĩ không khắt khe như vậy. Và tôi biết là ở Việt Nam hiện tại, người suy nghĩ như anh không hiếm. Có lẽ cuộc đời họ trải qua nhiều “sóng gió”, nên họ nhìn đâu cũng thấy “bẫy” chăng?

Tờ “Giấy đề nghị” bạn tôi viết tại nhà băng sau khi nhận được khoản tiền bất minh

Cũng không biết con người tạo ra tiền từ bao giờ, rồi biết cách lấy tiền bẫy nhau tự khi nào? Nhưng quả tình, đa số các “bẫy” hiện nay giữa người và người, đều có chữ tiền ở trỏng. Gần đây nhất ở Việt Nam, nhiều người không làm gì mà cũng được ai đó “tip” cho đống tiền vào tài khoản. Tương tự như cô nhân viên người Mỹ ở trên, chưa kịp xài tiền “tip”, thì “sóng gió” lại ập tới những người “bị” nhận món tiền trên trời rớt xuống này. Tiếc là, lần này đúng là “bẫy” thật! Một người bạn khá thân với tôi mém tí là “té” vào bẫy này.

Cụ thể là sau khi giả bộ chuyển khoản “nhầm” cho bạn số tiền lớn, những kẻ đứng đằng sau sẽ làm mọi cách khiến bạn trở thành con nợ đã vay số tiền kia với mức lãi suất cắt cổ. Cách thứ nhất là kẻ lừa đảo gọi tới và tự xưng là người đã chuyển nhầm tài khoản, ngỏ ý xin nhận lại số tiền. Không ít chủ tài khoản chỉ nghe nói vậy, không xác minh đã vội vã chuyển lại tiền. Ít ngày sau, một kẻ khác lại tiếp tục gọi đến…đòi tiền cho “vay”, gồm cả gốc lẫn lãi. Nếu bên nhận được tiền không thanh toán sẽ bị đe dọa, khủng bố tinh thần.

Cách thứ hai là chúng gửi cho người nhận tiền đường link, yêu cầu họ điền thông tin cá nhân để làm thủ tục chuyển tiền trả lại cho chủ tài khoản đã “chuyển nhầm”. Khi người nhận tiền truy cập vào đường link này sẽ bị lộ các thông tin về tài khoản của mình. Sau khi thực hiện hết các thao tác thì toàn bộ số tiền trong tài khoản của khổ chủ sẽ không cánh mà bay, vì đã được chuyển vào tài khoản của một người khác và bị rút hết tiền… Ngoài ra, họ còn dọa người không kiến thức bằng cách lôi luật pháp ra nói bậy nói bạ, khiến cho “con mồi” sợ hãi, tìm cách làm theo yêu cầu của bên chuyển tiền “nhầm”. Sau đó, thật sự là ác mộng.

Chuyện ở Nhật (Nguồn: taihen.vn)

Việc “giải” bài toán này không khó. Như cách bạn tôi đã làm: Sau khi nhận “nhầm” số tiền rất lớn: 380 triệu VND. Bạn gọi lên tổng đài của nhà băng nói ra chuyện bạn đã gặp, sau đó là lên nhà băng làm một “bản đề nghị” hoàn tiền vào tài khoản của kẻ đã chuyển tiền “nhầm”. Và yêu cầu phía ngân hàng làm chứng, đóng dấu rõ ràng. Nếu có bất cứ chuyện gì xảy ra, thì bạn sẽ có “hậu thuẫn” bự ở sau lưng. Có nhiều cuộc điện thoại đến “đòi nợ”, bạn kiên trì kêu “đầu dây bên kia” ra nhà băng làm thủ tục. Hiện bạn tôi vẫn còn an toàn, chưa bị đe dọa gì.

Xem thêm:   Một ngày thường...

Có câu chuyện tương tự ở Nhật, tại một khu dân cư ở phường Asahi, thành phố Osaka gần đây cũng có nhiều người tự nhiên nhận được phong bì chứa tiền ở hộp thư ngoài cổng. Có những số tiền mặt đã được gửi thấp nhất là 5sen cao nhất là 1man7sen (hơn 2 triệu VND – cỡ 100USD) bằng cách nặc danh. Toàn bộ được người dân đem giao nộp cảnh sát, số tiền tổng cộng mà cảnh sát nhận được là hơn 20 man yên (cỡ 2,000USD). Có người còn nhận được 2 lần phong bì như trên. Nhiều người biết viết chữ Việt Nam (và đang ở Nhật) đã bày tỏ sự khó hiểu vì việc này, họ cho đây là tiền mặt, nếu là họ thì họ sẽ không đưa cảnh sát…

Quả tình, để bị lừa thì cũng phải có một lý do. Ngoài thiếu kiến thức ra thì có rất là nhiều người có lòng tham với số tiền trên trời rớt xuống này. Họ không biết rằng, khi có được thông tin số tài khoản/địa chỉ nhà của họ, những kẻ xấu kia chắc chắn có các thông tin cá nhân khác. Nên việc “nuốt trộng” số tiền từ trên trời rớt xuống kia là không thể nào. Dầu bạn giang hồ hơn bọn giang hồ đã “chuyển tiền nhầm” kia, thì bạn cũng phải đối diện với pháp luật vì “nhặt được của rơi” mà không trả.

Việc “bẫy” hay không “bẫy” quá dễ để phân biệt, nếu bạn tỉnh táo. Và “bẫy nợ” thuộc về cá nhân/tổ chức quá dễ thoát khỏi, nếu pháp luật nghiêm minh, con người công tâm. Nhưng có một loại «bẫy nợ» đang bành trướng từ Châu Á đến Châu Âu lẫn Châu Phi cả thập kỷ qua, làm hại rất nhiều người vô tội. Thế giới nhìn thấy nhưng vẫn chưa biết làm gì để ngăn nó lại. Vì nó xảy ra bởi những tính toán hiểm độc của kẻ cho vay và sự tham lam vô đối của kẻ đi vay.

Ðó là “bẫy nợ ngoại giao” từ Bắc Kinh dành cho các chính phủ tham nhũng.

Cây cầu “hữu nghị Maldives-Trung Quốc” có tổng chi phí xây dựng hơn 200 triệu USD, phần lớn là trợ cấp và vay từ Trung Quốc. Một trong những biểu tượng “bẫy nợ Trung Quốc” của thế giới (Nguồn: Xinhua/Alamy)

DU