Bộ Xây dựng và chính quyền TP.HCM mới đây đề xuất thu phí chống ngập. Theo đó, TP HCM sẽ thu mỗi hộ gia đình 3.668 đ/m2/tháng để chống ngập.

Nghĩa là, đơn giá này áp dụng cho diện tích ngôi nhà của hộ dân. Ví dụ, nhà của bạn có diện tích 100m2 thì bạn phải nộp 366.800đ mỗi tháng để nhà nước chống ngập, cho dù tháng đó chẳng có mưa gió gì. Nếu bạn chây ỳ không nạp đúng thời gian quy định, thì sẽ bị cắt điện, cắt nước. Theo điều 86 luật xử phạt hành chính sửa đổi – Cắt điện, nước nếu vi phạm hành chính

Lý giải tại sao người dân phải đóng tiền chống ngập. Tiến sĩ Hồ Long Phi giải trình: “do người dân xây nhà, nên nước mưa không thấm vào lòng đất trong phần xây dựng nhà ở đó, do đó xảy ra ngập”.

Ông Phi cũng cho rằng: “cũng như các dịch vụ công khác, người dân đi viện phải đóng viện phí, đi học phải đóng học phí, đi trên đường phải đóng phí giao thông…thì tại sao chống ngập nhà nước phải bỏ tiền ra lo”.

Rồi đây giá nhà trọ sẽ tăng, giá cho thuê mặt bằng sẽ tăng vì mỗi m2 đất phải chịu 3.668 đồng chống ngập. Mọi gánh nặng đều trút hết lên đầu người dân. Vì vậy, ý tưởng này bị phản đối rất nhiều.

Đầu tiên là Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn trên báo Thanh Niên: “Chống ngập là dịch vụ công. Người dân đã phải đóng thuế và nhà nước có trách nhiệm đảm bảo họ được sống ở nơi không có ngập lụt. Nay vì lỗi do chính quyền, do doanh nghiệp, người dân tự nhiên phải chịu ngập rồi còn phải trả tiền chống ngập nữa thì quá vô lý”

Trong bài bình luận của bạn đọc đăng trên Lao Động, một người có tên Thái Minh viết rằng “Đóng phí, lệ phí là trách nhiệm của người dân. Nhưng đi cùng trách nhiệm phải là quyền lợi. Nếu nước vẫn ngập, phố vẫn đầy rác, giá trông giữ xe vẫn…trên trời thì các loại phí, lệ phí dù tăng 1 đồng cũng không thuyết phục”. Vẫn bạn đọc này lưu ý đến thực trạng “lương chưa tăng nhưng các loại phí, lệ phí sẽ tăng kéo theo giá các loại dịch vụ, mặt hàng tăng theo”, và gọi đó “cũng là một thứ vô lý”.

Facebooker Thuan Vuong Tran viết: “Thôi mà, năn nỉ á, đừng thu phí chống ngập nước mà.
Người thu phí môi trường cái môi trường ngày càng thảm thương.
Người thu phí giao thông đường bộ, đường ngày càng hẹp hơn, BOT ngày càng nhiều hơn.
Người thu phí phòng chống thiên tai rồi người dân cũng tặng nhau mì gói.
Giờ người thu phí chống ngập nước thì dân sao đi học bơi và bơi xuồng hết cho kịp, nước lút đầu sao đây.
Người cứ nghĩ ra loại phí nào mới đi, dù gì thì cũng đã có hơn 100 loại phí, lệ phí hướng đến người nộp là cá nhân rồi mà, thêm một vài loại nữa cũng đâu… ai biết.”

Ngập đang trở thành “căn bệnh nan y” của TP.HCM –  Ảnh: Thanh Niên

Nguồn tin: Tổng hợp