Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng lớn, Mỹ cấm xuất cảng các loại chip tốc độ cao sang Trung Quốc khiến ngành điện tử của Trung Quốc lao đao, đầu tiên là các loại smartphone và xe chạy điện, cùng nhiều lãnh vực quan trọng khác.

Để trả đũa, Trung Quốc “chặn” xuất cảng sang Mỹ và đồng minh đất hiếm (rare earth), một hợp chất tối cần trong lãnh vực bán dẫn, mà họ đang giữ 90% thị phần.

Nhiều công ty lớn của Mỹ đã và đang rút khỏi Trung Quốc, trong đó có Walmart, đến nay họ đã đóng cửa trên 120 siêu thị và chuyển nguồn cung ứng sang Mexico. Những đại công ty khác như Intel, Microsoft, Nike, Dell, Apple v.v…. cũng tiếp bước. Không chỉ các công ty Mỹ, các công ty ở các quốc gia “tư bản” cũng đều thi nhau cuốn gói, để lại một khoảng trống mênh mông, ảnh hưởng trầm trọng về nhà cửa, buôn bán lẻ, lao động thất nghiệp tràn lan.

Kinh tế Trung Quốc ngày càng khốn đốn. Những công ty Trung Quốc xuất cảng qua Mỹ sẽ vướng phải hàng rào thuế quan (tariff) ngày càng siết chặt. Để tránh sự đánh thuế trừng phạt của Mỹ, hàng ngàn công ty Trung Quốc đang tìm đường dọn sang Việt Nam.

Đây là một sự đầu tư bất đắc dĩ nhằm đi đường vòng, tuy nhiên Việt Nam sẽ được hưởng lợi vì sẽ có thêm công ăn việc làm và những dịch vụ vệ tinh sẽ phát triển theo, cứu vãn tình hình kinh tế đang suy yếu.

Xem thêm:   Kẹo Tây

Nhưng tình báo thương mại của Mỹ cũng dễ dàng nắm tất cả thông tin này, và việc kiểm soát hàng xuất cảng từ Việt Nam sẽ được đặt trong tầm ngắm. Cụ thể là năm 2019, thép chống ăn mòn (CORE) và thép cán nguội (CR) xuất cảng từ Việt Nam bị đánh thuế lên đến 456,2% nếu không chứng minh được nguồn gốc nguyên liệu. Vì phần lớn được “trung chuyển” từ Trung Quốc nhằm né bị trừng phạt do bán phá giá.

Nếu Việt Nam tiếp tay cho các nhà sản xuất từ Trung Quốc, một khi bị phát giác, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều doanh nghiệp “trong sạch” khác trong tương lai.

Một nhà máy tại Việt Nam (nguồn ảnh: AFP)

Ngọc Dung (tổng hợp)