Miền Bắc đang hứng chịu một đợt nắng nóng có vẻ sẽ còn kéo dài. Từ Thanh Hóa đến Phú Yên, nhiệt độ trung bình 35-37 độ C, vùng Nghệ An, Hà Tĩnh có khi trên 37 độ C, lúc cao điểm lên đến 38 độ C (khoảng 100 độ F). Hà Nội cũng không mát mẻ gì hơn, cộng với nạn cúp điện khiến càng thêm oi bức. Và đợt nóng vẫn chưa có dấu hiệu còn lại.
Những nông dân ngoại ô Hà Nội đã phải chọn lúc 3 giờ sáng, trời còn tối đen như mực để cấy lúa, trước khi mặt trời ló dạng. Bóng tối lúc này trở thành vị cứu tinh cho nông dân và mùa màng xứ Bắc và Trung Việt Nam. Nhiệt độ sẽ vượt quá 37 độ C (98 độ F) vào ban ngày.
Một thợ cấy cho biết, do sử dụng đèn đội hoặc đèn soi nên cấy sẽ không thẳng hàng ngay lối như mọi khi, nhưng ít ra mạ cũng được có dịp sống sót vì cây lúa rất nhạy cảm với nhiệt độ khắc nghiệt.. Nhiều người thợ cấy mướn, chọn giờ từ 4 giờ chiều đến 9 giờ tối hoặc từ 3 giờ sáng đến 9 giờ sáng.
Một người nói, khi nắng lên, sẽ rất mau mệt dù thấy rõ hơn, nhưng tính ra thì không hiệu quả. Thực ra, cấy đêm không phải mới mẻ lắm, nó đã có từ vài năm trước. Tuy nhiên, lúc đó là chạy đua với thời vụ chứ không phải hoàn toàn do trốn nắng như hiện nay.
Dầu vất vả nhưng những người làm công có thể kiếm khấm khá hơn mọi khi, trung bình một ngày được $40/(khoảng gần 1 triệu tiền VN), trong khi mỗi tháng bình thường, chỉ thu nhập khoảng $200 – $250 đô.
Cô Lan, một thợ cấy cho biết, đây là một công việc cực nhọc, khó khăn và thu nhập không đáng kể, chắc vài năm nữa không còn ai làm hoặc kiếm ra người thợ cũng sẽ trầy vi tróc vảy.
Đó cũng là điển hình của Trung Quốc trước đây, thanh niên bỏ làng mạc lên thành phố làm hãng xưởng. Nhưng thời gian gần đây, hãng xưởng nước ngoài ào ạt rời khỏi Trung Quốc và hàng triệu công nhân thất nghiệp, lơi bơi, hàng trăm ngàn công xưởng nhỏ lẻ không có đơn đặt hàng phải giải tán hàng loạt.
Công nhân lũ lượt xách gói về quê. Với ruộng vườn bỏ phế lâu năm hoang tàn, không rõ tương lai họ ra sao?

Nông dân ngoại ô Hà Nội cấy đêm (nguồn ảnh: phys.org)

Có người chọn làm việc lúc mờ sáng (nguồn ảnh: phys.org)

“Về quê thôi, anh em ơi” (Ảnh Zhou Ke)
Hạnh Dung (tổng hợp)