Indonesia là một quốc gia Đông Nam Á luôn bày tỏ thái độ thích ứng nhất đối với Trung Quốc: không nhượng bộ!

Indonesia tuyên bố phần cuối phía Nam của Biển Đông là vùng đặc quyền kinh tế của mình và đặt tên cho khu vực này là Biển Bắc Natuna vào năm 2017.

Hôm 14-1-2023 Tư lệnh Hải quân Indonesia, ông Laksamana Muhammad Ali đã điều một tàu chiến đến Biển Bắc Natuna để giám sát một tàu cảnh sát biển của Trung Quốc đang hoạt động trong một khu vực biển giàu tài nguyên mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền. Ông cho biết “Tàu Trung Quốc chưa làm một hoạt động đáng ngờ nào. Chúng tôi luôn theo dõi nó vì nó đã ở trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia lâu nay”.

Hoạt động này diễn ra sau khi Indonesia và Việt Nam đạt được thỏa thuận về vùng đặc quyền kinh tế, và sau khi Indonesia cho khai thác mỏ khí đốt Tuna ở biển Natuna, với tổng vốn đầu tư ước tính hơn 3 tỉ đôla. Năm 2021, các tàu Trung Quốc đã bám đuôi các tàu Indonesia và kêu gọi Indonesia ngừng khoan dầu ở Tuna, nằm trong lãnh thổ của Indonesia.

Trước đó, năm 2018, Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, ông Jim Mattis đến thăm Indonesia và tăng cường hợp tác quốc phòng. Hoa Kỳ có lý do chính đáng, vì Indonesia có vô số hòn đảo nằm ở ví trí chiến lược trong vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương, nơi mà Mỹ đang gìn giữ để trở thành một vùng biển tự do, quyền tự do hàng hải và luật pháp quốc tế được tôn trọng, đặc biệt là ở khu vực Biển Đông.

Xem thêm:   Chuyến Tầu Tập Kết

Thực ra trước đây Indonesia là một quốc gia thân thiện với Trung Quốc. Nhưng, vào năm 2016 khi Bắc Kinh tuyên bố quần đảo Natuna là « ngư trường truyền thống » của Trung Quốc thì Indonesia ngay lập tức hiểu được tâm địa của Bắc Kinh.

Phải ghi nhận, tuy là một quốc gia khá nghèo, nhưng Indonesia có những người lãnh đạo khôn ngoan và sáng suốt.

Bộ trưởng Quốc Phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu (trái) đón đồng nhiệm Mỹ Jim Matti tại Jakarta ngày 23/01/2018. REUTERS/Darren Whiteside

Hạnh Dung (tổng hợp)