Hôm qua ngày 10-5-2023, 1 tàu “khảo sát”, 2 tàu Hải Cảnh và 11 “tàu cá” của Trung Quốc tiến vào khu vực khai thác khí đốt trên Biển Đông ngoài khơi của biển Việt Nam. Nơi đây là khu liên doanh khai thác khí đốt giữa công ty Zarubezhneft của Nga và PetroVietnam. Đây là phương cách CSVN tránh đối đầu sự xâm chiếm biển Việt Nam qua bức bình phong của Nga và ngoại quốc. Việc khai thác này được thỏa thuận giữa CSVN và Nga vào ngày 2-9-2009, với tỉ lệ “ăn chia” cổ phần 35% thuộc về Nga, 45% thuộc về công ty ONGC Videsh của Ấn Độ. Phần còn lại của VN.

Theo ông Ray Powell, chủ nhiệm Dự án Myoushu về Biển Đông của Đại Học Stanford, Mỹ, thì hành động lần này của Trung Quốc có tính chất “bất thường”, vì họ sử dụng một số lượng lớn tàu dân quân và tàu Hải Cảnh trong việc “khảo sát”. Có lẽ Trung Quốc đang nắn gân Nga trong thời kỳ Nga đang suy yếu do cuộc chiến tại Ukraine. Nếu thành công, họ sẽ hất Nga ra khỏi biển, như đã từng làm với đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam trước đây, khi VNCH vất vả chiến đấu với CSBV hồi tháng 1 năm 1974 khi Mỹ đã rút quân và chấm dứt tài trợ cho VNCH.
Ngoài ra, một đội tàu khác của Trung Quốc lảng vảng ở một giàn khoan của Nhật Bản ở khoảng cách 18 km và cách giàn khoan Nga-Việt khoảng 32 km.

Xem thêm:   Bên hồ Thác Bà

Trên nguyên tắc, các cuộc “khảo sát” trong vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia khác mà không xin phép hoặc thông báo trước đều bị coi là mang tính chất thù địch hoặc khiêu khích. Qua việc này, có thể Nga, cụ thể là Putin đã thấy được “tâm địa” của Trung Quốc, người bạn “thân thiết” của mình, sau những lời hứa hẹn “bước vào kỷ nguyên mới” ngày 20-3-2023 vừa qua tại điện Kremlin.

Hạnh Dung (tổng hợp từ RFI)