Nga đang tập trung quân và vũ khí cho một cuộc tấn công mới. Sớm nhất là vào tháng Giêng, nhưng có nhiều khả năng hơn là vào mùa xuân, họ có thể phát động một cuộc tấn công quy mô lớn từ khu vực Donbas ở phía đông, từ khu vực phía nam hoặc thậm chí từ Belarus, một nước chư hầu của Nga ở phía bắc Ukraine. Quân đội Nga sẽ nhắm đẩy lui lực lượng của Ukraine và thậm chí có thể tiến hành một toan tính lần thứ hai để chiếm thủ đô Kyiv.

Nhìn về cuộc chiến Ukraine – Journal of Democracy 

Ðó là những nhận định và đánh giá của vị chỉ huy lực lượng vũ trang Ukraine, tướng Valery Zaluzhny. Trong những cuộc họp báo ngắn mấy tuần qua, tướng Zaluzhny, xuất hiện cùng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và tướng Oleksandr Syrsky, chỉ huy các lực lượng trên bộ, đã đưa ra lời cảnh báo về tình hình chiến sự một vài tháng sắp tới. Theo lời tướng Zaluzhny, Nga đang chuẩn bị khoảng 200,000 quân và ông tin rằng họ sẽ thử tìm cách chiếm Kyiv một lần nữa. Các nguồn tình báo phương Tây nói rằng tướng Sergey Surovikin, chỉ huy tối cao của quân đội Nga, luôn coi cuộc xung đột này là cuộc chiến tranh kéo dài nhiều năm.

Nhưng đây không phải là quan điểm bên ngoài lãnh thổ Ukraine. Trong thời tiết giá lạnh bao phủ, cuộc xung đột tưởng chừng như đang bế tắc. Trong khoảng một tháng qua, hầu như không thấy một cuộc chuyển quân nào suốt dọc chiến tuyến dài 1,000 cây số. Ðô đốc Sir Tony Radakin, sĩ quan cao cấp nhất của Vương quốc Anh, trong tuần qua cũng nói rằng hiện nay với tình trạng thiếu hụt đạn pháo có nghĩa là phạm vi hoạt động trên bộ của Nga đang “giảm đi nhanh chóng”.

Với tình trạng bế tắc của cuộc chiến Ukraine khiến các cuộc hoà đàm không đưa lại một kết quả cụ thể nào trước đây nay lại được nhắc tới. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Mỹ Joe Biden, và vì những lý do nào đó rất khác, nhân vật hung hăng gây ra cuộc xâm lược là Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong những ngày gần đây đôi lần có nói tới một giải pháp ngoại giao. Nhiều lãnh tụ phương Tây, một phần vì kinh hoàng trước những đau khổ mà người dân Ukraine phải chịu đựng, một phần khác là sự ích kỷ cố hữu, cảm thấy mệt mỏi trước giá năng lượng tăng quá cao, sẽ rất hoan nghênh về ý tưởng hoà đàm nói trên. Tuy nhiên, các vị chỉ huy của Ukraine lập luận rằng hoà đàm không nên xảy ra quá sớm, và quả thật họ nói đúng. Ukraine có quá nhiều kinh nghiệm khi phải đối phó với người Nga trong quá khứ.

Xem thêm:   Dòng chuyển của Âm Thanh chương trình khơi niềm hy vọng

Nếu Ukraine tìm cách ngưng cuộc chiến hiện nay, đình chỉ mọi hoạt động trên các chiến tuyến nơi họ đóng quân, người Nga có thể có thêm thời gian chuẩn bị tốt hơn cho cuộc tấn công tới. Các tướng lãnh của ông Putin đã và đang thúc đẩy chương trình huấn luyện và đưa thêm quân mới được huy động ra tiền tuyến cũng như trang bị lại các ngành kỹ nghệ hỗ trợ cho cuộc chiến tranh do họ phát động – trong đó bao gồm cả việc sản xuất thêm đạn pháo, theo như lời nhận định của các chỉ huy quân sự Ukraine. Ðình chỉ mọi hoạt động quân sự sẽ là hành động lặp lại sai lầm trong khoảng thời gian ba năm trước khi dẫn đến cuộc xâm lược vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. Trong thời gian đó, ông Putin đã nói chuyện không ngừng với các nhà lãnh đạo phương Tây, nhiều người trong số đó đã tỏ ra nhân nhượng với hy vọng là chiến tranh không xảy ra, trong khi đó thì Nga vẫn luôn chuẩn bị quân đội sẵn sàng cho cuộc xâm lược.

Hệ thống hoả tiễn phòng thủ Patriot sẽ được đưa tới Ukraine – Getty Images

Trách nhiệm lớn nhất của phương Tây là phải bảo đảm bất cứ cuộc phản công nào của Nga trong tương lai sẽ phải gặp thất bại. Và vì vậy, theo ý kiến của tờ Economist, nguồn cung cấp vũ khí của phương Tây cho Ukraine phải gia tăng và nhanh hơn nữa. Quân đội Ukraine đã sử dụng hữu hiệu hoả tiễn HIMARS, là hệ thống hoả tiễn mà quân đội Mỹ đã cung cấp cho họ kể từ tháng 6, tàn phá các kho chứa đạn dược cũng như nhiều trung tâm chỉ huy của Nga, cho phép họ tiến công nhanh chóng, trước tiên là ở phía đông bắc và sau đó ở phía nam. Nhưng nay quân đội Nga đã di chuyển nhiều mục tiêu xa khỏi tầm bắn của hoả tiễn HIMARS. Do đó Ukraine cần những vũ khí mạnh hơn, như loại hoả tiễn ATACMS có khả năng đánh trúng mục tiêu ít nhất xa hơn gấp đôi. Và họ cần rất nhiều loại hoả tiễn này, cũng như đạn dược thông thường và pháo các loại; cộng thêm xe tăng, trực thăng và nhiều thứ khác.

Xem thêm:   Vai trò đồng minh của Nhật Bản

Ukraine cũng cần giúp ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga vào hệ thống điện, nước và sưởi ấm dân sự. Các cuộc tấn công này của Nga nhằm phá hoại nền kinh tế của Ukraine cũng như đánh gục tinh thần của quân đội Ukraine ở tiền tuyến, vì họ vừa phải chiến đấu vừa lo lắng cho gia đình của họ ở quê nhà.

Như tướng Zaluzhny giải thích trong một cuộc họp báo, kho đạn dược cho hệ thống phòng thủ hiện có của họ đang cạn kiệt, mà hầu hết là loại phòng không cũ thời Sô-viết được tái sử dụng để chống hoả tiễn. Họ cũng cần thêm nhiều các hệ thống phòng thủ chống hoả tiễn hiện đại hơn; hệ thống hoả tiễn phòng thủ Patriot của Mỹ nay mai sẽ được đưa đến Ukraine sẽ là bước tăng cường quan trọng, nhưng huấn luyện cho binh lính Ukraine biết để sử dụng cần thời gian và đáng lẽ ra loại hoả tiễn này phải được cung cấp từ nhiều tháng trước.

Hoả tiễn Patriot nổi tiếng và được thế giới biết đến trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, khi loại hoả tiễn này được sử dụng để bắn hạ hoả tiễn Scud của Iraq. Hệ thống Patriot sau đó đã được sử dụng trong các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan và để bảo vệ quân đội Mỹ đóng trong khu vực gần đó.

Hoả tiễn Nga tấn công cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine – AP

Nhưng nếu Ukraine muốn thành công và trở thành một quốc gia dân chủ thịnh vượng thì ngay cả phòng không cũng chưa đủ: họ còn cần phải chiếm lại thêm lãnh thổ bị Nga xâm chiếm. Mặc dù lực lượng của Nga chỉ chiếm được một phần nhỏ miền duyên hải Biển Ðen của Ukraine nhưng việc vận chuyển hầu như từ tất cả các bến cảng lớn của Ukraine bị đặt trong tình trạng bị đe doạ. Ngoài số lượng ngũ cốc hạn chế được chở ra ngoài theo một thỏa thuận với Nga, phần lớn các hoạt động xuất cảng của Ukraine hiện nay vẫn trong tình trạng hoàn toàn bị cắt đứt.

Xem thêm:   Ham & hố

Việc chiếm thêm lãnh thổ cũng giúp tránh cho cuộc xung đột bị bế tắc bằng cách cho thấy rằng ông Putin có nguy cơ bị mất ngay cả những vùng đất mà ông ta đã chiếm được. Với biên giới như hiện nay, Nga có một hành lang trên bộ có thể tiếp tế cho bán đảo Crimea đã bị Nga sáp nhập và đe dọa khu vực miền nam của Ukraine. Ngược lại, nếu Ukraine cắt đứt cây cầu trên bộ này và lấy lại vùng duyên hải phía bắc của biển Azov, họ sẽ có tiếng nói mạnh hơn nếu phải đàm phán và thậm chí đặt Crimea trong tầm bắn hoả tiễn của họ.

Cho đến nay Ukraine vẫn sẵn sàng hy sinh để chiến đấu theo tình hình cuộc chiến đòi hỏi, chiếm lại tất cả những lãnh thổ bị mất trong năm và thậm chí kể cả bán đảo Crimea bị chiếm năm 2014. Các chính phủ quốc gia đang hỗ trợ cho Ukraine cho rằng đây là ý tưởng tham lam và không thực tế, nhưng để bảo vệ đất nước, Ukraine phải cố gắng làm những gì mà họ nghĩ họ có thể làm được và không nên đặt lòng tin vào những lời hứa hẹn. Suy cho cùng, những hứa hẹn bảo đảm an ninh mà Mỹ và Anh đưa ra cho Ukraine vào năm 1994, khi quốc gia này giao nộp kho vũ khí nguyên tử thời Sô-viết đặt trên lãnh thổ của họ, đã chứng tỏ cho thấy không có chút giá trị nào 20 năm sau đó khi Nga xâm chiếm và sáp nhập Crimea trong khi các quốc gia phương Tây, trong đó có Mỹ, chỉ phản ứng lấy lệ.

Nếu Ukraine được hỗ trợ đầy đủ, các vị chỉ huy của họ có thể tiến sâu thêm nữa về vùng duyên hải phía nam và có thể lấy lại hầu hết những gì ông Putin đã chiếm giữ kể từ tháng 2. Ukraine càng chiếm lại thêm nhiều lãnh thổ thì cơ hội thành công về lâu về dài của họ càng lớn. Và sự thất bại của ông Putin ở Ukraine sẽ là lời cảnh cáo mạnh nhất đối với tham vọng bành trướng của Trung Quốc ở Châu Á.

VH