Cái chết của ông trùm Wagner Yevgeny Prigozhin, từng là tay chân thân tín của ông Vladimir Putin, làm nổi bật lên quá trình biến hoá của Nga và chính quyền nước này thành một nhà nước mafia được xây dựng và bảo vệ bằng bạo lực.

Nhà nước mafia – ti-Ukraine.org   

Vào thời điểm khi chiếc máy bay chở ông Prigozhin bị rớt đưa tới cái chết bí ẩn của nhân vật này vào hôm 23 tháng 8, Yevgeny Prigozhin có thể được xem như biểu tượng cho quỹ đạo tội ác của nhà nước Nga. Vào thập niên 1980, ông ta bị ngồi tù trong một nhà tù của Liên Xô do phạm những tội như ăn cắp, ăn trộm. Sau đó Prigozhin trải qua một quá trình chuyển đổi từ tay trắng thành giàu có, từ một người bán hàng rong ở nước Nga thời hậu Xô Viết trở thành tay chân thân tín của Tổng thống Vladimir Putin. Hồ sơ quá trình hoạt động rất đáng chú ý của Prigozhin bao gồm từ phục vụ yến tiệc cho giới thượng lưu đến can thiệp vào cuộc bầu cử ở Mỹ năm 2016 cho đến nắm việc điều hành tập đoàn Wagner, một bộ máy quân sự tư nhân do chính phủ Nga tài trợ.

Wagner, tổ chức tội phạm

Một cách ngẫu nhiên tình cờ, tập đoàn Wagner đã triển khai sức mạnh của Nga vào Ukraine và Syria. Ở Châu Phi, tập đoàn lính đánh thuê này không hoạt động dựa trên ý thức hệ và hy vọng phát triển kinh tế mà nhà nước Liên Xô từng theo đuổi trước đây, xây dựng thành một mạng lưới đế quốc Xô Viết dựa trên sự hợp tác và phục tùng. Thay vào đó, tập đoàn Wagner đã dựng lên một tổ chức tội phạm rộng lớn, một mạng lưới bảo vệ trên quy mô bao trùm lục địa, cung cấp dịch vụ an ninh cho các tay lãnh tụ độc tài và các lãnh chúa chịu phục tùng họ. Ðổi lại, Wagner được quyền truy cập vào các mỏ tài nguyên cho phép họ khai thác để làm giàu cho chính họ. Ðây không phải là cách áp dụng quyền lực cứng hay quyền lực mềm. Ðây đơn giản chỉ là cách Wagner áp dụng quyền lực tội ác.

Xem thêm:   Dinh Độc Lập biểu tượng tinh thần quốc gia

Vị thế quyền lực của Prigozhin đã thăng tiến hơn nữa sau cuộc xâm lược Ukraine năm 2022 của Nga. Sau khi Nga vấp phải nhiều thất bại với quân đội chính quy, tập đoàn Wagner đã đưa được quân tiến lên bao vây thành phố Bakhmut một trong những trận chiến đẫm máu nhất của cuộc chiến. Họ thực hiện cuộc tiến công bao vây thành phố bằng cách tuyển dụng những tay tội phạm Nga, được thả ra khỏi nhà tù để sau đó bị ném vào một cuộc tự sát tập thể.

Chính trị gia đối lập Boris Nemtsov bị bắn chết trên đường phố Moscow năm 2015 – Getty Images

Tội đồ chính trị

Ðỉnh điểm của một sự nghiệp khác thường nhưng cũng đầy mâu thuẫn và tai tiếng của Prigozhin là cuộc binh biến do ông ta lãnh đạo vào cuối tháng 6. Trước đó, ông ta đã tố cáo về sự yếu kém của toàn bộ ban tham mưu quân sự cao cấp của Nga, đôi khi đưa ra nhận định nghi ngờ về khả năng phán đoán của Putin. Cuộc tiến quân của quân nổi dậy Wagner về thủ đô Moscow hầu như không gặp một sự kháng cự nào cho đến khi Prigozhin được thuyết phục để tự rút lui, quyết định này của Prigozhin là đã tự nhận mình là một tội đồ chính trị. Cái chết của ông ta, đúng hai tháng sau cuộc binh biến, theo nhận định của tình báo Hoa Kỳ, là một vụ ám sát, hay nói cách khác là một vụ xử tử hình không qua toà án theo kiểu mafia.

Có thể coi Prigozhin như là một bản phụ của Putin. Cả hai đều có sự liên hệ với thành phố St. Petersburg. Cả hai đều là những người vươn lên từ đôi bàn tay trắng, thích sử dụng tiếng lóng đường phố một cách không giấu diếm và thích đóng vai là những tay kiêu hùng.

Lãnh tụ đối lập Alexei Navalny trong một cuộc xuống đường năm 2020 hiện đang bị cầm tù – Getty Images

Hành xử kiểu mafia

Xem thêm:   Ham & hố

Putin đã từng đối phó một cách không nương tay với các đối thủ chính trị. Ông ta đã từng buộc Boris Berezovsky và Mikhail Khodorkovsky, những nhà tài phiệt Nga có nhiều ảnh hưởng nhưng có quan điểm chính trị độc lập, phải rời khỏi nước Nga. Lãnh tụ phe đối lập Alexei Navalny và Vladimir Kara-Murza, những người từng lên tiếng chỉ trích gay gắt tư cách lãnh đạo của Putin, đều từng bị đầu độc và bị cầm tù. Putin cũng nắm quyền kiểm soát một hệ thống tổ chức mật vụ bí mật thực hiện các vụ ám sát hoặc xử tử những người mà ông ta coi là những kẻ phản bội, bằng lối hành xử như các tổ chức tội ác khác: vụ bắn chết Boris Nemtsov, một chính trị gia đối lập có sức lôi cuốn đám đông, vào năm 2015; vụ đầu độc Sergei Skripal, một cựu sĩ quan quân đội Nga sống ở Anh, vào năm 2018 (ông này sống sót); và nay là một vụ tai nạn máy bay như trong trường hợp của Prigozhin, nghi ngờ là đã bị cài đặt một quả bom.

Lối hành xử kiểu mafia để thể hiện quyền lực của nhà nước Nga như nói ở trên không phải là điều ngẫu nhiên. Mục đích của họ là để đe dọa, cho thấy rằng nhà nước Nga sẽ không từ bỏ bất cứ hành động bạo động nào để bảo vệ chính họ. Họ là trung tâm của chế độ. Nước Nga của Putin không đi theo một thể chế pháp quyền nào và cũng không tuân theo một tiêu chuẩn ngoại giao quốc tế nào. Nền kinh tế của nước này chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước và chống lại bất cứ chính sách đổi mới nào, đồng thời chính sách đối ngoại hiện tại của nước này đang cô lập Nga khỏi thế giới phương Tây một cách không cần thiết. Ðiều Putin giỏi nhất là biến của cải của nhà nước tập trung vào tay một thiểu số biết lợi dụng cơ hội, chịu ngoan ngoãn nghe lời và bày tỏ sự trung thành với Putin. Ðây cũng là cách hoạt động của tập đoàn Wagner ở Châu Phi, một mô hình thu nhỏ của các chính phủ mà Prigozhin phục vụ.

Đàn áp người biểu tình – Reuters

Putin và nhà nước mafia

Xem thêm:   Liên minh phòng thủ chống Iran

Nhà nước mafia của Putin không phải là không có nguy cơ tan rã. Nhà nước này đã bỏ ra hơn hai thập niên để xây dựng một thể chế độc tài có khả năng kiểm soát các hoạt động chính trị và xã hội rất tinh vi và đáng sợ. Phe đối lập ủng hộ thể chế dân chủ, còn hoạt động khá mạnh khi Putin quay trở lại làm tổng thống Nga vào năm 2012, nay hầu như đã hoàn toàn biến mất kể từ khi chiến tranh Ukraine bắt đầu. Những người biểu tình phản đối chiến tranh hoặc đang bị đàn áp mạnh bạo hoặc đã phải trốn ra khỏi đất nước.

Putin có tài điều hành nước Nga như một nhà nước mafia, và chiến tranh đã phản ảnh và củng cố cho tài năng này. Và hình ảnh nước Nga trên diễn đàn quốc tế đang có nguy cơ ngày càng bị cô lập. Cũng có thể nói hình ảnh đó đã bị phá hủy bởi những hành động vi phạm nhân quyền qua nhiều cách đã để xảy ra trong cuộc chiến ở Ukraine và bởi sự chiến đấu kém cỏi của quân đội Nga. Putin cũng gặp khó khăn khi cần phải đi ra nước ngoài vì Tòa án Hình sự Quốc tế đã ban hành lệnh bắt giữ ông ta. Vì cuộc chiến tranh xâm lược do Putin phát động mà hàng chục quốc gia đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Nga. Dư luận ở Châu Âu và ở Hoa Kỳ về Nga và Ukraine có thể có một vài khác biệt trên quan điểm chính trị, nhưng nó cho thấy có rất ít sự ủng hộ đối với Putin với tư cách là một nhà lãnh đạo quốc gia hoặc đối với nước Nga trong cuộc chiến ở Ukraine. Cờ Ukraine tiếp tục tung bay khắp các thành phố của Hoa Kỳ và Châu Âu. Và Putin, giống như một tay tội phạm mafia, đang bị quốc tế cô lập và rất có thể còn bị truy lùng trong tương lai nữa.

VH