Vài năm trước, tại các cuộc thi đấu môn thể dục dụng cụ đại học, nếu số khán giả vào coi chưa đầy một nửa cầu trường thì Ban Tổ Chức đã hớn hở tuyên bố thành công. Nay thì khác, số khán giả ngồi chật cứng đấu trường và tiếng cổ vũ đinh tai nhức óc không thua gì các trận đấu lớn của những cuộc tranh tài tầm cỡ quốc tế…

Một pha trình diễn cầu thăng bằng (balance beam)- nguồn AP 

Hôm Thứ Hai 4/4, chỉ ít giờ trước khi bắt đầu trận vô địch bóng rổ đại học nam thì cầu trường bóng rổ Ðại học Auburn vang ầm tiếng cổ vũ muốn điếc tai. Âm thanh khủng khiếp đó là tổng hợp của đủ loại khán giả gồm phụ nữ, người già, con nít và sinh viên – họ đang ủng hộ cho đội nhà Auburn tại một cuộc thi thể dục dụng cụ nữ đại học.

Hiện tượng nói trên được người hâm mộ gọi là “Hiệu ứng Suni”: đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng đối với môn thể thao trên từ sự thay đổi quy luật cho phép các lực sĩ đại học nay có quyền nhận tiền thưởng và quảng cáo mà Hiệp hội Thể thao Ðại học Toàn quốc (NCAA) thông qua gần đây. Lần đầu tiên trong lịch sử thể thao đại học Hoa Kỳ, các lực sĩ huy chương vàng Thế vận hội có thể thi đấu cho các đội đại học mà không bị tước đi cơ hội kiếm thêm thu nhập từ những nguồn tài chính nói trên – trong đó có cô Sunisa Lee, đương kim vô địch thể dục dụng cụ toàn phần tại Thế vận hội Tokyo 2021.

Khán giả ngồi chật cầu trường – nguồn Opelika-Auburn News

Chuyển mình ngoạn mục

Xem thêm:   Thân thương hai tiếng "Mình ơi"

Thời điểm vàng son của môn thể dục dụng cụ nữ đại học đang diễn ra trên khắp nước Mỹ, nhưng có lẽ không nơi nào mạnh mẽ như ở Ðại học Auburn. Vé đã bán hết sạch cho tất cả các cuộc thi đấu năm nay. Vé được bán qua hệ thống trực tuyến Vivid Seats là $53, tăng từ $29 trong năm 2020. Trong đó có khoảng 26% số vé được bán lại trên thị trường, trong khi bóng rổ nam Auburn, lần đầu tiên trong lịch sử của trường được xếp số 1 trên bảng xếp hạng AP, chỉ có khoảng hơn 16% vé được bán ở chợ đen.

Thể dục dụng cụ thu hút khán giả đa dạng, đa số là phụ nữ, cũng là nhóm người tiêu thụ mà các công ty tiếp thị nhắm tới vì thường họ cất giữ hầu bao. Chưa hết, Auburn còn thu hút khá nhiều khán giả trẻ em, sau mỗi cuộc tranh tài,  các em háo hức xếp hàng bên ngoài để xin chữ ký và chụp ảnh. Nếu bán được một vé trẻ em, thường được “lời” thêm một đến hai vé người lớn.

Những người hâm mộ – nguồn Opelika-Auburn News

Viễn cảnh xán lạn

Môn thể dục dụng cụ nữ còn thu hút được sự quan tâm của các nhà hàng. Ðài NBC cho biết có khoảng 18.9 triệu khán giả theo dõi truyền hình cuộc thi cô Lee đoạt chức vô địch toàn phần tại Thế vận hội Tokyo, trong đó có nhiều khán giả nữ, và họ tiêu thụ đáng kể các món ăn.

Xem thêm:   Quán nhậu thời đo... cồn

Với môn thể dục dụng cụ đại học, đồng phục trẻ trung, thoải mái hơn, với những kiểu tóc ngộ nghĩnh và phong thái thi đấu giàu nghệ sĩ tính hơn các cuộc thi quốc tế. Ðội Auburn và các đội thể dục dụng cụ mạnh nhất như từ Utah, LSU, Alabama và Florida nay có thể thu hút được lượng khác giả đủ chật cầu trường. Ðó là nhờ ký được hợp đồng truyền hình kể từ năm 2014 và hợp tác cùng với đài ESPN để thành lập một thể thức thi đấu giống như môn bóng rổ, gây được sự hào hứng và khán giả dễ theo dõi.

Lực sĩ của đội Utah trong một cuộc thi – nguồn college-sports-journal.com

Hợp đồng truyền hình cho môn thể dục dụng cự nữ đại học được đài ESPN trả khoảng $34 triệu một năm, một con số bị cho là quá thấp. Tuy nhiên hợp đồng mới sau năm 2025 có thể lên đến $100 triệu.

Ðài ABC năm nay cho chiếu lần đầu tiên cuộc thi đấu trong mùa thường giữa hai đội Alabama và Florida, thu hút được 624,000 khán giả – là con số khá cao đối với bất kỳ cuộc thi đấu thể thao đại học nào. Số lượng khán giả ủng hộ tăng cao đồng nghĩa sẽ thêm các nguồn tài trợ mới. Theo giới chức điều hành của Ðại học Auburn cho biết các thương hiệu thời trang, áo quần thể thao, mỹ phẩm và sản phẩm làm đẹp sẽ trở thành nhà tài trợ trong các cuộc thi mùa tới. Có lẽ thời vàng son của môn thể thao này đã tới và hy vọng sẽ còn chắp cánh bay cao.

Thi đấu thể dục dụng cụ tại Utah – nguồn utahutes.com

VT