Phim “Forrest Gump” ra rạp tháng Bảy năm 1994. Tuy vé bán cũng khá nhưng phim không lời vì phí tổn cao, lại còn bị một số người chê. Sau đây là vài chi tiết thú vị có thể bạn chưa biết về cuốn phim kinh điển này.

Tom Hanks

Thay vì nhận một số tiền thù lao nhất định, Tom Hanks đề nghị được trả lương theo phần trăm tiền thu nhập từ sản phẩm. Tính đến nay, “Forrest Gump” đã thu vào gần 700 triệu đô la; không biết hợp đồng của Tom Hanks ghi gì trong đó nhưng chắc chắn anh ta lời to. “Forrest Gump” cũng là phim mang về thu nhập cao nhất cho đạo diễn Robert Zemeckis.

Ngoài ra, nhờ phim này Tom Hanks trở thành tài tử thứ nhì trong lịch sử thắng Oscar hai năm liền – năm trước anh đoạt giải Best Actor trong phim “Philadelphia.” Nhưng ít ai biết Tom Hanks không phải là tài tử được chọn đóng vai Forrest Gump ngay từ đầu. John Travolta, Bill Murray và Chevy Chase được mời trước, nhưng tất cả đều từ chối. Travolta lúc đó không thể đóng vì đã ký hợp đồng cho phim “Pulp Fiction” — và cũng được Academy đề cử giải Oscar ‘Best Actor’. Sự nghiệp điện ảnh của Tom Hanks chính nhờ “Forrest Gump” mà đã lên cao như diều gặp gió.

Ảnh: Alamy stock photo

Jim Hanks

Jim Hanks (sn 1961) là em ruột của Tom Hanks (sn 1956). Hai anh em có ngoại hình rất giống nhau. Không những vậy, Jim còn là một lực sĩ chạy đua bán chuyên nghiệp. Cho nên thay vì dùng stunt man để đóng thế cho Tom Hanks trong những pha nguy hiểm hay trong các màn chạy bộ của Forrest, Jim là người được mướn làm chuyện đó.

Xem thêm:   Đóa hoa mong manh

Bản thân Jim Hanks cũng làm nghề đạo diễn. Một trong những nhân vật của Jim tên là Jeeter đã được Tom Hanks bắt chước khi anh tạo dựng nhân vật Forrest Gump cho mình – nhất là trong các động tác đi đứng và cách ăn nói. Về sau Jim Hanks còn lồng tiếng thay cho Tom Hanks trong một số phim “Toy Story” vì giọng nói hai người rất giống nhau.

Ảnh: Alamy stock photo

Gary Sinise

Trung uý Dan là một trong những nhân vật khá quan trọng trong câu chuyện. Ông bị cụt hai chân tại chiến trường Việt Nam, và đại diện cho thành phần cựu chiến binh Mỹ thời hậu chiến mang nặng những chấn thương tinh thần cũng như thể xác sau khi về lại Mỹ. Ngoài đời thật, Gary Sinise đã lập ra một tổ chức từ thiện để giúp các cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam.

Để tạo ra ảo ảnh một người cụt hai chân, ban kỹ xảo điện ảnh “special effects” đã dùng computer software để xoá đôi chân của Gary Sinise một cách thật tài tình. Họ làm khéo đến độ khi Sinise được xem những thước phim đó ông đã bị sốc vì tưởng mình bị cụt chân thiệt!

Ảnh: Alamy stock photo

Sally Fields

Nữ tài tử đóng vai mẹ của Forrest Gump thật ra chỉ lớn hơn Tom Hanks có mười tuổi. Thậm chí trước đó vài năm hai người đã đóng vai một cặp tình nhân trong phim “Punchline” (1988). Trong “Forrest Gump”, Sally Fields phải đóng vai bà mẹ trẻ khi Forrest còn là đứa con nít cho đến khi anh ta là cựu chiến binh trở về từ Việt Nam. Phải cho điểm ban hoá trang của phim đã phù phép biến hoá Mrs Gump qua các giai đoạn lịch sử hết sức thần kỳ.

Xem thêm:   Dubai

Tưởng cũng nên nói thêm, vào thập niên 1980 Sally Fields từng đoạt hai giải Oscar Best Actress cho phim “Norma Rae” (1980) và “Places in the Heart” (1985). Bà cũng được đề cử giải Best Supporting Actress cho vai phụ trong “Forrest Gump” nhưng không thắng.

Ảnh: Alamy stock photo

Savannah

Đa phần các cảnh chiến tranh Việt Nam được quay tại sân Ocean Creek Golf Course trên đảo Fripp Island, South Carolina. Hình ảnh núi đồi được ghép vào sau bằng thủ thuật computer. Còn cảnh nơi Forrest Gump ngồi chờ xe bus thì quay ở công viên trung tâm thành phố Savannah, Georgia. Công viên này ngày nay đã trở thành một điểm du lịch nổi tiếng. Du khách đến Savannah, ngoài việc thăm viếng những di tích lịch sử thời Nội Chiến còn có thể làm một chuyến tour các địa điểm liên quan đến “Forrest Gump.”

Ảnh: Alamy stock photo

Ping Pong

Một trong những cảnh vui mắt nhất trong phim là màn Forrest Gump tập đánh bóng bàn lúc dưỡng thương tại bệnh viện sau khi trở về từ chiến trường Việt Nam. Để tạo nên cảnh này, Tom Hanks đã giả bộ cầm vợt đánh lia lịa trong không khí. Sau đó các kỹ xảo gia đã dùng nhu liệu đặc biệt để “vẽ” trái banh vào cho ăn khớp với động tác của Forrest Gump.

So với máy móc ngày nay thì đầu thập niên 1990 là thời “tiền sử” — computer graphic còn thô sơ và internet rất xa lạ với công chúng. Cho nên các xảo thuật điện ảnh trong phim là cả một bước tiến vĩ đại. “Forrest Gump” thắng giải Oscar cho Best Visual Effects cũng vì biết tận dụng tối đa computer để lồng ghép Forrest Gump với những nhân vật lịch sử như Elvis, John F. Kennedy, Richard Nixon, John Lennon v.v. khiến câu chuyện hấp dẫn bội phần.

Ảnh: Alamy stock photo

Forrest phản chiến?

Xem thêm:   Trên lưng trời

Sau khi trở về từ Việt Nam và được Tổng thống Johnson trao huy chương anh dũng bội tinh, Forrest Gump được mời phát biểu tại một cuộc biểu tình chống chiến tranh. Nhưng ngay lúc Forrest Gump vừa mở miệng thì micro của anh bị cúp. Thế là không ai nghe được anh nói gì. Theo quyển truyện của nhà văn Winston Groom, Forrest Gump nói:

“Nhiều người qua Việt Nam xong trở về với Mẹ họ thiếu đôi chân. Có người không trở về luôn. Chuyện đó không hay tí nào. Và tôi chỉ muốn nói thế thôi.”

PA