Trong các vụ trọng án, để chỉ nghi phạm nam chưa xác định được danh tính hoặc cần được giữ bí mật, cảnh sát Mỹ đã dùng tên “John Doe” để thay thế. Bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau để sử dụng từ này, nhưng có một nhận xét chung nhất là khi phát âm từ “John Doe”, bạn cần phải cuộn tròn lưỡi lên, và (thông thường) tên này sau khi nói ra sẽ khó có thể trùng với một vài tên gọi phổ biến khác, dẫn đến việc khó nhầm lẫn với một người nào đó.

Trong bộ phim John Doe: Vigilante (2014) của đạo diễn Kelly Dolen, John Doe cũng được xây dựng là một nhân vật như vậy.

Xuất hiện với hình ảnh là tay sát thủ giết người hàng loạt với những vụ án được tính toán kỹ đến từng chi tiết, John Doe đã làm rúng động cả xã hội lúc đó. Nạn nhân của anh ta không phải dân thường, thế cô mà luôn là những kẻ được xem như “đáng chết”, là những kẻ du thủ du thực, côn đồ, đặc biệt là những kẻ bạo hành, xâm hại tình dục trẻ vị thành niên. Từng kẻ một đã bị John Doe hạ sát một cách gọn ghẽ, không để lại chút dấu vết, ngoài việc gửi cho chàng phóng viên một đoạn video clip ghi rõ hiện trạng và những lý do “ghê tởm” của nạn nhân đến mức John Doe đã phải ra tay “thế thiên hành đạo”.

Với những kẻ yếu ớt, phải đơn độc chống trả sự xâm hại, tấn công bạo lực… John Doe đã thực sự hiện lên như một vị “thánh sống”, ra tay cứu rỗi đời họ, gỡ khỏi họ những nỗi ám ảnh kinh khiếp một cách vĩnh viễn.

Với những nạn nhân và “nạn nhân dự bị” của John Doe thì anh đã trở thành một Ðấng phán xét, trừng phạt tội lỗi của chúng, cho dù chúng đã trốn chui trốn nhủi, hoặc hành động một cách lén lút, mờ ám.

Xem thêm:   Đóa hoa mong manh

Dư luận xã hội lúc ấy vô hình trung cũng bị chia thành 2 phe. Một ủng hộ John Doe và những công việc “quét dọn rác rưởi” của anh, thậm chí còn lập nhóm để “nhân điển hình” John Doe, trực tiếp trừng phạt lũ tội phạm. Một phe khác thì bắt đầu sợ hãi khi nhận thấy John Doe vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật và gây án hoàn hảo ngay trước mũi cảnh sát. Họ e rằng với sự “phán xét và thi hành án trực tiếp” kiểu John Doe như vậy thì sớm muộn gì cũng đến lượt những kẻ chỉ vượt đèn đỏ hay vô tình vứt rác ra đường thôi cũng có thể ăn đạn vào đầu. Từng chút, từng chút một hình ảnh và công việc của John Doe được đạo diễn “bóc” ra từng lớp một cách khéo léo, lôi cuốn người xem qua từng tình tiết.

Bộ phim mở đầu với hình ảnh John Doe đang ở trong tù, bị còng tay (thật ra là anh ta cũng đã bị bắt). Một nhà báo có nhiệm vụ tiếp cận với anh và tìm hiểu động cơ hành động của John Doe. Và ngay đoạn hội thoại đầu tiên đã khiến chúng ta bất ngờ: Chính John Doe đã chọn phóng viên này để thực hiện cuộc phỏng vấn trong tù, cũng như đã từng chọn một phóng viên của đài truyền hình để gửi những clip gây án của mình vậy. Xuất thân từ vị trí một nhân viên văn phòng chuyên giải quyết, hòa giải bạo hành gia đình, John Doe của chúng ta đã phải trực tiếp can thiệp, giải quyết sự vụ khi cảm thấy không còn ai đứng ra giúp đỡ những nạn nhân thân cô, thế cô ấy. Và họ vẫn ngày ngày rên siết, chịu đựng tai ương của mình!

Rồi dần dần từng bước, anh đã dấn sâu vào vai trò của một “hiệp sĩ trừ gian” từ lúc nào không hay!

Xem thêm:   Đóa hoa mong manh

John Doe không bắp thịt vạm vỡ, không kung-fu đầy mình như những siêu anh hùng mà thế giới điện ảnh vẫn thường xây dựng trước mắt khán thính giả. Anh chỉ là một con người bình thường nhưng có trái tim nồng ấm và một bộ óc tính toán siêu việt. Anh tính toán kỹ càng đường đi nước bước trong công việc của mình và thực hành thuần thục đến mức mọi người nghĩ hẳn anh đã làm đi làm lại công việc ấy rất nhiều lần.

Tổ chức “Speak for the Dead” – một trong những tổ chức ủng hộ hành động của John Doe – đã nâng anh lên thành người hùng. Bài phát biểu dài 3 phút của người đứng đầu nhóm trước đám đông ở tòa án xét xử John Doe đã thật sự khiến người xem phải rúng động! Ðúng, chúng ta đã quá hờ hững với những đứa con yêu thương của chúng ta, bỏ mặc chúng phải đối diện với nỗi sợ hãi sự bạo hành, chống trả sự xâm hại một mình! Cho đến khi John Doe xuất hiện và cứu chúng – những đứa trẻ tội nghiệp!

Với “Speak for the Dead”, John Doe không thể chết, và John Doe cũng tin rằng như vậy! Anh không thể chết, anh đã làm đúng, đã cứu vớt rất nhiều người, anh đã khơi lên đốm lửa… và những con người còn lương tri còn lại ngoài xã hội hãy tiếp tục giữ ấm, chuyền tay nhau sức nóng ấy để đẩy lùi cái xấu ra xa.

Vị phóng viên khi đối diện với John Doe đã cố gắng tra hỏi để tìm cách buộc tội John Doe, đã cố gắng tìm hiểu những nạn nhân, hỏi thăm tất cả những trường hợp anh ta gây án… để cuối cùng chỉ vô tình giúp người xem nhận ra rằng John Doe không phải kiểu sát nhân khát máu, giết người hàng loạt, cũng không phải kiểu thánh sống, mong một sự hàm ơn từ nạn nhân! Hành động của John Doe chỉ như một nhát chổi, quét nhẹ vào xã hội, loại bỏ những ung nhọt nhức nhối, và hành động ấy có tính toán, chính xác đến từng mi-li-mét.

Xem thêm:   Đóa hoa mong manh

Cay nghiệt hơn, đạo diễn còn dần dần giới thiệu cho chúng ta biết: bản thân John Doe cũng là 1 nạn nhân! Anh từng có 1 gia đình êm ấm, song anh đã không thể bảo vệ đứa con gái bé bỏng của mình trước hành động xâm hại của kẻ thủ ác.

Ðoạn kết phim là lúc John Doe bắt được kẻ xâm hại con mình, anh mệt mỏi, chán nản, cảm thấy không còn muốn ra tay thêm nữa. Anh giở mặt nạ ra và đạo diễn đưa người xem vào một cuộc đối thoại trần trụi giữa sát nhân và 1 nạn nhân «đáng chết»!

John Doe bắn thẳng vào đầu tay kia khi hắn bắt đầu buông những lời thú tính, và anh uể oải bước ra chấp nhận sự xuất hiện của cảnh sát (cũng lại nhờ anh đã báo trước đó).

Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là nạn nhân cuối cùng của John Doe! Tay phóng viên thực hiện phỏng vấn trong tù mới là nạn nhân “đáng chết” cuối cùng, và lại vẫn là một kịch bản hoàn hảo trong toan tính của “người hùng của chúng ta”.

Bộ phim kết thúc với vụ tấn công ngay vào tòa án của nhóm Speak of the Dead để giải thoát John Doe! Còn anh thật sự có công hay có tội? Câu trả lời xin dành cho người xem! Riêng với người viết bài này, đã xem đi xem lại phim vài lần, xin được phép nêu quan điểm của mình như đầu đề bài viết: CẦN LẮM NHỮNG JOHN DOE!

HLN