Nếu bạn nghĩ SOS là “Save Our Ship!” hay “Save Our Souls!” thì xin mời đọc tiếp, vì nó không phải là chữ viết tắt của các từ đó.

Chuỗi mã Morse cấp cứu được chính phủ Đức đưa ra trong bộ quy định vô tuyến năm 1905 như sau:

“. . . – – -. . . ” tức ba dấu chấm, ba gạch ngang, ba dấu chấm, theo ký hiệu Morse, chuyển sang chữ viết là SOS.

Lúc đầu, các quốc gia sử dụng các mã khác nhau. Anh, chẳng hạn, đã sử dụng mã CQD. Khi tàu Titanic chìm xuống đại dương tháng 4 năm 1912, nó đã phát đi cả mã CQD và SOS, gây ra nhầm lẫn, nên CQD không còn được dùng nữa.

Chuỗi các dấu ba chấm và dấu gạch ngang do chính phủ Đức đề xuất nhanh chóng được chấp nhận trên toàn thế giới vì sự đơn giản. Khi xảy ra tình huống nguy cấp, các tàu thuyền truyền đi tín hiệu SOS này không ngừng và lặp lại vài giây một lần. Ngoài ra, SOS còn có những đặc biệt về mặt hình ảnh, vì đọc ngược đọc xuôi, từ trên xuống dưới từ dưới lên trên đều giống nhau. Khi được khắc vào một bờ tuyết, hoặc được tạo ra từ những viên đá trên bãi biển, dù trực thăng cấp cứu đến từ hướng nào vẫn nhận ra SOS.

Năm 1908, mã ba dấu chấm-gạch-ngang chính thức trở thành tín hiệu cứu cấp vô tuyến quốc tế và duy trì cho đến năm 1999, khi mã Morse bị khai tử. Ngày nay, một con tàu có thể báo hiệu tai nạn bằng cách nhấn vào một nút, nhấc điện thoại hoặc gọi qua sóng vô tuyến, nhưng ký hiệu SOS có thể sẽ tiếp tục tồn tại như một tín hiệu cứu nạn dự phòng.

Xem thêm:   Easter

Ngoài cách sử dụng trong trường hợp cứu cấp, SOS còn được dùng để đặt tên cho những tổ chức cần được cứu trợ ngay, như SOS Children’s Village ở British Columbia (Canada), BPSOS (Boat People SOS) thành lập tại San Diego và Songkla Camp (Thái Lan) để giúp thuyền nhân.