Tổ tiên chúng ta ngày trước tuy không biết nhiều về khoa học nhưng cũng thích ngắm sao:

Đêm qua ra đứng bờ ao

Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ…

Khoa học ngày nay cung cấp cho chúng ta những dữ kiện để hiểu thêm về sao trời.

HAI KỲ- KỲ 1

Bằng mắt thường, chúng ta có thể nhìn thấy bao nhiêu ngôi sao? Yale Bright Star Catalog cung cấp câu trả lời: 9,095. Đó là trừ ra việc chúng ta không thể nhìn thấy tất cả chúng cùng một lúc vì ít nhất một nửa sẽ nằm dưới đường chân trời. Ánh sáng ban ngày và sương mù cũng hạn chế chúng ta. Vì vậy, trong thực tế, số lượng ngôi sao mà chúng ta có thể nhìn thấy vào ban đêm tại bất kỳ thời điểm nào là khoảng 2,000.

Ngôi sao lớn nhất có thể nhìn thấy bằng mắt thường là Mu Cephei, một ngôi sao đỏ rực rỡ trong chòm sao Cepheus (the King). Nếu mặt trời có kích thước bằng một trái softball, thì Mu, khi so sánh, sẽ có đường kính 437 feet. Ngôi sao sáng nhất trên bầu trời là Sirius, hay Dog Star (Ngôi sao Chó), trong chòm sao Canis Major. Quay quanh nó là một ngôi sao lùn màu trắng được gọi là Pup. Mặc dù có kích thước bằng Trái đất, Pup đặc hơn nhiều. Trên hành tinh của chúng ta, một muỗng vật liệu của nó sẽ nặng 5 tấn.

Xem thêm:   Đón Năm Mới

Thiên thể xa nhất có thể nhìn thấy mà không cần kính thiên văn là thiên hà Andromeda, cách xa 15 quintillion (15 với 18 số zero theo sau) miles. Vào một đêm quang đãng, nó xuất hiện như một dải mờ kéo dài. Người ta ước tính có 1 ngàn tỷ (trillion) ngôi sao tạo nên thiên hà Andromeda, nhiều hơn gấp đôi số lượng trong thiên hà Milky Way của chúng ta.

Trái với niềm tin phổ biến, Galileo không phải là người phát minh ra kính thiên văn. Thiên tài đằng sau phát minh này là nhà sản xuất kính Hans Lippershey; ông đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế vào năm 1608. Kính thiên văn ban đầu không hướng lên bầu trời mà hướng xuống biển – để do thám tàu thuyền. Galileo lần đầu tiên hướng kính thiên văn lên bầu trời vào năm 1609.

Ánh sáng phát ra từ ngôi sao Spica trong chòm sao Virgo (Xử Nữ) mất 250 năm để đến Trái Đất và chúng ta mới nhìn thấy được. Đến năm 2026, chúng ta có thể nghĩ đến việc gọi Spica là “ngôi sao của nước Mỹ”, vì ánh sáng mà chúng ta sẽ thấy từ nó bắt đầu hành trình hướng về Trái Đất vào khoảng thời gian những Người Lập Quốc tuyên bố độc lập cho đất nước Hoa Kỳ.

Ý tưởng về các chòm sao đã có từ hàng chục ngàn năm trước, vì con người luôn nhìn thấy hình bóng của con người và động vật trên bầu trời đêm và bịa ra những câu chuyện về chúng. Nhưng vào thế kỷ 17, Johannes Hevelius đã giới thiệu 7 chòm sao nằm trong số 88 chòm sao mà chúng ta nhận ra trên bầu trời ngày nay, bao gồm Lacerta (Lizard – Thằn lằn) và Vulpecula (Fox – Cáo). Tuy nhiên, Hevelius không thích kính thiên văn. Tập bản đồ các sao Firmamentum của ông, xuất bản năm 1690, có hình biếm họa một thiên thần cầm một tấm thẻ có dòng chữ “Mắt thường là tốt nhất” bằng tiếng Latinh.

Xem thêm:   Virus (kỳ 2)