Tự điển Oxford định nghĩa: “Hamburger là một chiếc bánh tròn, dẹt làm bằng thịt bò băm, chiên hoặc nướng, thường đặt trong cái bánh mì kèm với nhiều loại gia vị”. Thắc mắc của nhiều người là: Tên gọi này xuất xứ từ đâu và tại sao gọi là hamburger mà không có “ham”?

Tên đến từ đâu?

Nguồn gốc của hamburger, theo phỏng đoán, có lẽ từ Hamburg (Đức). Khi người châu Âu bắt đầu nhập cư vào Hoa Kỳ trong khoảng thế kỷ 18 và 19, họ mang theo những món ăn yêu thích như Hamburg steak, là một loại chả chiên làm bằng thịt bò băm và hành tây thái nhỏ trộn với trứng, vụn bánh mì, và gia vị nhẹ.

Tên của món ăn Đức này được rút ngắn thành “Hamburg” và sau đó, khi thịt bò được kẹp giữa hai lát bánh mì, thì thành “hamburger”. Người Mỹ sau này viết tắt thành “burger”, có thể vì không có “ham” (thịt nguội, dăm-bông) trong đó.

Một ý khác cho rằng từ “hamburger” lần đầu tiên xuất hiện năm 1873 trên thực đơn của nhà hàng Delmonico ở thành phố New York.

Beef burger và hambuger

Tuy tên gọi khác nhau nhưng không có sự khác biệt giữa beef burger và hamburger. Vì Hamburg steak rất giống với miếng thịt bò, nên mọi chiếc bánh mì nhân thịt đều được coi là một hamburger.

Burger và sandwich

Nguồn gốc của sandwich là vào thế kỷ 18, Bá tước Sandwich ở nước Anh cho đầu bếp lấy thịt đặt trong lát bánh mì để ăn cho tiện vì không muốn phải bỏ dở công việc đang làm. Thế là bánh mì sandwich ra đời, và vì thấy tiện lợi nên đã trở nên rất phổ biến.

Xem thêm:   Tránh bị lừa gạt

Nhưng nếu cả sandwich lẫn burger đều là thịt nằm giữa hai miếng bánh mì, thì sao lại có hai tên khác nhau?

Có nhiều điểm khác biệt tinh tế: như loại bánh mì được sử dụng và cách cắt bánh mì, và phần nhân. Burger lúc nào cũng chứa một hoặc nhiều miếng chả nướng từ thực phẩm xay và luôn có hình tròn. Cái hamburger hiện nay dùng bánh mì dạng “buns”, không phải bánh mì cắt lát như sandwich.

(theo Reader’s digest)