Như chúng ta đã biết, ngày 5-4 đến 7-4-2023, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến Bắc Kinh theo lời mời của Tập Cận Bình. Đây là chuyến thăm Trung Quốc lần thứ ba của Tổng thống Macron sau khi nhậm chức Tổng thống Pháp, cũng là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên trên cương vị Tổng thống nhiệm kỳ thứ hai của ông.

Nhằm lấy lòng châu Âu, Trung Quốc đã tiếp đón Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vô cùng trọng thể. Để được ân huệ này, trước đó TT Macron đã có những lời tốt đẹp “Chúng ta (châu Âu) không thể tách mình khỏi Trung Quốc được ”, và cho biết Pháp sẽ “cam kết duy trì quan hệ thương mại với Trung Quốc”. Ông Macron cũng cho rằng Trung Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng trong giải pháp tìm kiếm hòa bình ở Ukraine sắp tới.

Nhằm “tôn trọng” châu Âu, tổng thống Pháp mời chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen cùng sang. Trái ngược với sự rình rang của Tổng thống Pháp Macron, bà Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen được chủ nhà đón tiếp nhạt như nước ốc, Bộ trưởng Sinh thái và Bảo vệ Môi trường Trung Quốc được cửa ra đón tại lối ra dành cho hành khách thông thường.
Trong khi ông Macron có lịch trình làm việc dày đặc ở Trung Quốc và dự quốc yến với Tập Cận Bình, thì bà von der Leyen bị “bỏ rơi”, cô lập.

Chủ tịch EC Ursula von der Leyen (phải) Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp tại Bắc Kinh. (Ảnh: AP, nguồn tienphong.vn) 

Song song với việc lạnh nhạt, mạng thông tin của Trung Quốc tấn công bà Chủ tịch von der Leyen tơi bời với những lời lẽ gay gắt. Đặc biệt khi bà von der Leyen khuyên Trung Quốc không nên can dự vào chiến tranh Ukraina, ám chỉ việc cung cấp vật liệu, vũ khí và mua bán hàng “cấm vận” từ nga, cụ thể là dầu mỏ, than và khí đốt.

Xem thêm:   Cancun, Mexico người hàng xóm phía Nam của Hoa Kỳ

Tổng thống Pháp thì ngược lại, sử dụng ngôn từ mềm mỏng hơn, đặt kỳ vọng Trung Quốc làm trung gian cho cuộc xung đột ở Ukraina, hoan nghênh kế hoạch hòa bình 12 điểm của Trung Quốc giữa Ukraine và Nga. Ông cũng đồng ý với « sự thống nhất » của Trung Quốc mà Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Có vẻ chưa đủ sức nặng, ông còn đế thêm “châu Âu còn chưa giải quyết được khủng hoảng ở Ukraina, thì làm sao có thể nói gì được về Đài Loan ». Ông Tập tỏ ra « hoan hỉ vì chia sẻ nhiều điểm chung về nhiều vấn đề » với nguyên thủ Pháp, đồng thời báo chí Nhà nước Trung Quốc ca ngợi Macron hết lời. Bên cạnh việc “tung hô” Tập, TT Macron cũng đá xéo Mỹ khi tuyên bố “Đồng minh không có nghĩa là chư hầu. Đâu phải vì là đồng minh mà chúng ta không được quyền có những suy nghĩ độc lập».

Theo nhà nghiên cứu Michel Duclos, cố vấn đặc biệt tại Viện Montaigne ở Paris, với các tuyên bố sau chuyến thăm Trung Quốc, “hình ảnh của tổng thống Pháp đã bị sứt mẻ”, biến ông thành một người không còn đáng tin. Ngược lại, tại các nước châu Phi, vốn không bị ảnh hưởng về cuộc chiến ở Ukraina đang bực tức trước việc phương Tây dồn sức giúp Ukraine, thì lập trường của Emmanuel Macron được đón nhận nồng nhiệt như một nút xả nỗi ấm ức.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tập Cận Bình duyệt đội danh dự trong lễ đón tiếp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 6-4-2023. (Ảnh: Reuters, nguồn từ vnexpress.net)

Trong muôn vạn chiêu thức biến ảo khôn lường của chính trường, khó biết đâu là thật, đâu là giả. Không ai rõ thực tâm TT Pháp Macron có ý “phản loạn” với Mỹ và đồng minh, hay ông đang đóng vai một con độn, làm cầu nối giữa phương Tây và những lực lượng đối đầu, để làm nơi thương lượng khi cần thiết.

Xem thêm:   Vĩnh biệt Mai Ninh...

Việc này, không ai đoán được, chờ thời gian trả lời.

Hạnh Dung (tổng hợp từ RFI và những nguồn khác)