Cuối tuần này, ngày 14-4-2023, Bộ trưởng Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông Antony Blinken sẽ đến thăm Việt Nam và dự lễ động thổ công trình xây dựng tòa đại sứ mới của Hoa Kỳ ở tại Hà Nội.

Khu đất trên phố Phạm Văn Bạch duy nhất còn lại chờ xây tòa đại sứ Mỹ. (nguồn ảnh: zingnews.vn)

Khu đất được quây kín từ nhiều năm trước, trong khi chờ thỏa thuận được dàn xếp giữa chính phủ Mỹ và Việt Nam. (nguồn ảnh: zingnews.vn)

Mặt sau của khu đất là Công viên Cầu Giấy, hai bên là trụ sở báo Lao Động và tòa nhà FPT vừa khánh thành. (nguồn ảnh: zingnews.vn)

Bộ trưởng Ngoại trưởng Blinken sẽ gặp các quan chức cấp cao ở Việt Nam để tiếp tục câu chuyện sau cuộc điện đàm của Tổng thống Biden với Tổng bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng vào cuối tháng trước.

Việc xây dựng tòa đại sứ Mỹ tại Hà Nội là việc vô cùng quan trọng, kế hoạch này đã bị trì hoãn nhiều lần vì lý do chính trị, dĩ nhiên có chỉ đạo của các “cố vấn” của Trung Quốc.

Như vậy, Mỹ và Việt Nam sẽ còn nhiều “bước tiến” khác sau cuộc điện đàm vừa qua của TT Biden, những dự định này chắc chắn nằm trong vòng bí mật, không được công bố rộng rãi. Điều này cũng dễ hiểu là Việt Nam biết phải dựa vào đâu khi kinh tế “soái ca” Trung Quốc đang sụt giảm một cách thê thảm sau covid và hình ảnh “đại ca” Nga xập xệ qua cuộc chiến với Ukraine. Chưa kể, tình hình kinh tế Việt Nam, đặc biệt ở miền Nam, cụ thể là Sài Gòn đang lâm vào cảnh tiêu điều, hoang vắng chưa từng có.

Xem thêm:   Hồn người viễn xứ

Tháng 8-2021 Phó Tổng thống Kamala Harris đã tới thăm Hà Nội ký thỏa thuận về địa điểm xây dựng đại sứ quán mới, với chi phí khoảng $1,2 tỷ đô la ở một khu đất thuê 99 năm trên diện tích 3 mẫu sau nhiều lần thương thảo bất thành. Đây là một mảnh đất vô cùng “đắc địa” có 4 mặt tiền nằm trên đường Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy (Hà Nội).

Khu đất (ô vuông) của tòa đại sứ Mỹ nhìn từ trên cao. (nguồn ảnh: zingnews.vn)

Đại sứ quán ở Hà Nội sẽ do công ty EYP Architecture & Engineering (Mỹ) thiết kế và xây dựng. Thông thường, sứ quán Mỹ sẽ được xây dựng bằng 100% nhân công người Mỹ, dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của các nhân viên kỹ thuật đặc biệt để tránh việc cài cắm các thiết bị theo dõi và nghe lén.

Các xe chuyên dụng được đưa từ Mỹ sang phục vụ cho việc xây dựng. (nguồn ảnh: zingnews.vn)

Bên ngoài cửa khóa then cài. (nguồn ảnh: zingnews.vn)

Mô hình tòa đại sứ khi hoàn thành

Hiện nay đại sứ quán lớn nhất của Mỹ trên thế giới là ở Baghdad (Iraq) diện tích 104 mẫu, với chi phí $750 triệu đô la (2012). Năm 2021, Mỹ xây dựng thêm tòa nhà phụ của đại sứ quán ở Bangkok, Thái Lan, với chi phí $625 triệu đô la, ngay sau khi công bố thỏa thuận xây đại sứ quán mới ở Hà Nội, cho thấy quyết tâm của Mỹ gắn bó và sát cánh với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Xem thêm:   Miệng Nhà Quan ngày 20 tháng 3 năm 2025

Ngoài việc bàn thảo việc xây dựng đại sứ quán, Bộ Trưởng Blinken sẽ nêu ra một số nhân quyền ở Việt Nam, trong đó có việc tuyên án blogger Nguyễn Lân Thắng 6 năm tù, bắt giam nhà báo Phạm Đoan Trang và nhà hoạt động môi trường Ngụy Thị Khanh v.v…

Có thể chính quyền Hà Nội sẽ “cực lực phản đối”, nhưng từng bước, với ảnh hưởng của mình, tình hình nhân quyền của Việt Nam sẽ được cải thiện, với chiến lược “cây gậy và củ cà rốt” hữu hiệu của Mỹ.

Hạnh Dung (tổng hợp)