ENGLAND- Chỉ trong thời gian ngắn tảng băng trôi khổng lồ được mệnh danh là A68, trở thành tảng băng lớn nhất thế giới. Tảng băng này có diện tích gần 6.000 km vuông, lúc tách ra khỏi Nam Cực vào năm 2017. Khi tan chảy mỗi ngày tảng băng tuôn đổ hơn 1,5 tỷ tấn nước ngọt vào đại dương; nhiều gấp 150 lần số lượng nước sử dụng hàng ngày của tất cả công dân Vương Quốc Anh.
Nhưng đầu năm 2021 tảng băng biến mất. Một ngàn tỷ tấn băng cũng không còn. Các nhà nghiên cứu hiện đang cố gắng đánh giá tác động của tảng băng A68, đối với môi trường.
Một nhóm nghiên cứu thuộc Đại Học Leeds thu lại dữ liệu từ vệ tinh, để tính toán kích thước thay đổi của tảng băng khổng lồ trong lúc di chuyển về phía bắc, từ Lục Địa White, qua Nam Đại Dương, lên đến Nam Đại Tây Dương.
Điều này cho phép họ đánh giá tốc độ tan chảy khác nhau, trong suốt quá trình tồn tại ba năm sáu tháng của tảng băng A68. Rõ ràng giai đoạn cuối cùng rất quan trọng, khi tảng băng A68 tiếp cận khí hậu ấm hơn của South Georgia, một lãnh thổ ở hải ngoại của Vương Quốc Anh.
Bà Anne Braakmann-Folgmann thuộc Trung Tâm Nerc Quan Sát Và Lập Mô Hình Địa Cực tại Đại Học Leeds cho đài BBC News biết: “Có một thời gian người ta lo ngại tảng băng khổng lồ này sẽ trôi vào thềm lục địa ở những vùng biển nông cạn chung quanh, ngăn chặn việc tìm kiếm thực phẩm của hàng triệu loài chim cánh cụt, hải cẩu và cá voi. Tuy nhiên điều này không xảy ra, vì một phần tảng băng vỡ tan không đủ sức trôi vào đất liền.”
Tảng băng trôi khổng lồ A68. Ảnh: timesoflondon.org