Ông Michael Osterholm, giám đốc Center for Infectious Disease Research and Policy tại Đại Học Minnesota vừa công bố kết quả thống kê về chứng bệnh truyền nhiễm “Chronic wasting disease” hay CWD. Đây là một căn bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh, dẫn đến tử vong trong hươu nai và các loại thú tương cận. Theo các cơ quan kiểm lâm, CWD đang lan tràn khắp Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác trên thế giới.

(Bryan Richards, USGS National Wildlife Health Center) 

CWD còn có tên dân gian là “zombie deer disease.” Như tên gọi, khi nhiễm bệnh, con vật trở nên lọng cọng, mất thăng bằng, đi đứng không vững, xuống ký dần rồi lăn ra chết. Ðây là một căn bệnh truyền nhiễm trong nhóm bệnh “spongiform encephalopathy” (tạm dịch là “nhũn não”) do siêu vi khuẩn cùng họ với siêu vi khuẩn gây bệnh Creutzfeldt-Jakob trong con người, khiến tế bào não bộ sưng trướng và bị hủy hoại. Loại siêu vi khuẩn ấy biến thái, gây bệnh tật trong trâu bò gây ra chứng “bò điên” hay “mad cow disease” và “zombie deer disease” kể trên. Cả hai chứng bệnh này đều xuất phát từ một loại chất đạm (protein) hư hại (do nhiễm trùng) nên không hoạt động bình thường hay “prion”. Ta chưa có cách chữa trị hiệu quả các chứng bệnh liên quan đến hư hoại protein.

Chứng “nhũn não” có thể lan truyền giữa thú vật đồng chủng qua nước miếng, máu, nước tiểu và phân nơi các hư hoại protein (prion) hiện diện; các prion nhiễm trùng này được lưu trữ tại não bộ, tủy sống và spleen sau khi vào cơ thể.

Xem thêm:   Cúm gia cầm dưới mắt khoa học gia

Mối lo âu về khả năng biến thái (mutation) của loài siêu vi khuẩn này đã dẫn đến hàng loạt thí nghiệm để tìm hiểu, thử nghiệm và đo lường mức thay đổi của sự biến thái. Các khoa học gia đã chứng minh rằng siêu vi khuẩn gây nhũn não trong hươu nai có thể biến thái (thay đổi từ DNA của hươu nai sang DNA của khỉ) và gây chứng bệnh nhũn não cho loài khỉ macaque. Theo Tiến Sĩ Stefanie Czub, một chuyên viên về siêu vi khuẩn tại University of Calgary, Canada, DNA của khỉ macaque rất gần gũi với DNA của con người! Với các kiến thức kể trên, ta có thể ước đoán rằng siêu vi khuân gây nhũn não cho nai có thể sẽ biến thái đủ để gây bệnh tật cho con người.

Ngoài ra, trong những chứng bệnh liên quan đến prion, các chất đạm hư hoại có thể biến thái rất nhanh qua thời gian. Thí dụ, con vật đầu tiên nhiễm bệnh A, lan truyền siêu vi khuẩn đến con vật thứ nhì B. Trong con vật B, siêu vi khuẩn gây hư hoại chất đạm trong não bộ đã đổi dạng, và căn bệnh tiếp tục lan truyền. Hiện nay, ta nhận diện được 8 loại siêu vi khuẩn [cùng gốc rễ] có thể gây bệnh nhũn não trong thú vật.

Tai hại hơn nữa là prion từ xác thú vật có thể sống sót nhiều năm trong đất đai ngay cả sau khi xác thú được chôn cất hoặc bị khô héo. Nhà sinh thái học, Krysten Schuler tại trường Thú Y, đại học Cornell đã công bố kết quả cuộc thí nghiệm về prion: prion có thể sinh tồn [gây bệnh tật] trong môi trường đến 16 năm sau khi con thú được chôn.

Xem thêm:   Không nói nhưng vẫn “nói” ngôn ngữ của cơ thể

Cơ quan Kiểm Soát & Phòng Ngừa Bệnh Tật (Center of Diseases Control & Prevention, CDC) cho biết tính đến nay đã có khoảng 220 người tử vong vì bệnh nhũn não.

Tại Huê Kỳ, vào mùa săn bắn (tháng Năm – tháng Chín), khoảng 10 triệu tay súng đi săn nai và thu góp cỡ triệu con nai [lấy thịt] hàng năm. Tiểu bang Tennessee đã báo cáo có 24 ca bệnh CWD; cũng như các bản báo cáo khác từ hai tỉnh bang của Canada, Na Uy, Phần Lan và từ Nam Hàn. Theo ông Osterholm, chỉ trong năm 2018, khoảng 15 ngàn tảng thịt nhiễm siêu vi khuẩn đã được con người tiêu thụ tại Hoa Kỳ.

Việc săn hươu là hợp pháp ở một số quốc gia, cho phép kiểm soát số lượng loài hươu. wikipedia

Với các con số và dữ kiện kể trên, các chuyên gia nông lâm súc lo âu rằng chứng nhũn não có thể truyền sang con người nếu ta không cẩn thận. Con người [sẽ] nhiễm bệnh khi ăn uống thức ăn chưa chín kỹ, thịt trâu bò, hươu nai nhiễm bệnh hoặc khi săn bắn, tiếp xúc với da thịt thú rừng nhiễm bệnh. Hươu nai chậm chạp, đi lặc lè dễ trở thành con mồi của những người đi săn và sự truyền nhiễm xảy ra.

Ông Ryan Maddox, một chuyên viên về dịch tễ học đã khuyến cáo rằng khi săn bắn trong vùng có hươu nai nhiễm bệnh, ta cần cẩn thận và đừng ăn thịt thú rừng! Tuy nhiên với các tay săn bắn chuyên nghiệp, ăn thịt & lột da, chưng đầu thú rừng săn bắt được là một sự hãnh diện, bỏ qua không được, bất kể mọi lời khuyến cáo!

Xem thêm:   Những con người vĩ đại Elisabeth Kübler-Ross

Về phía chính phủ địa phương, sau mùa săn bắn 2016-2017, Wisconsin tường trình rằng đã có nhiều tay súng từ 49 tiểu bang khác ghi danh để săn nai, bất kể họ đã công bố việc nai nhiễm bệnh nhũn não tại hầu hết mọi nơi. Có 32 ngàn con nai bị giết trong vùng nhiễm bệnh, chính phủ Wisconsin không biết số con vật nhiễm bệnh cũng như không biết rõ có bao nhiêu con thú bị đưa ra khỏi tiểu bang họ. Tạm hiểu là chứng nhũn não của hươu nai có thể lan truyền khá xa. Từ các bài tường trình của bộ canh nông & kiểm lâm Wisconsin, Pennsylvania và một số tiểu bang khác đã ban hành luật pháp nghiêm cấm việc săn bắn và di chuyển hươu nai [săn bắn được] trong vùng có bệnh truyền nhiễm.

Dù CDC đã công bố về chứng CWD, khuyến cáo người tiêu thụ rằng nếu sinh sống trong vùng có hươu nai nhiễm bệnh, tránh hẳn việc ăn thịt hươu nai; khuyến cáo các tay săn bắn nên tránh xa những nơi có thú rừng nhiễm bệnh. Nếu cứ đi săn và bắn được con mồi, cần đem thịt thú rừng đi thử nghiệm trước khi ăn thịt.

Khuyến cáo thì khuyến cáo nhưng chẳng mấy ai để tâm vì săn bắn cũng như việc làm thịt con mồi là các thói quen ăn sâu vào nếp sống của những người sống trong rừng núi. Thay đổi thói quen ấy dường như là việc bất khả thi? Và ta chờ đợi khi nào thì con người sẽ bị nhiễm bệnh từ muông thú?

TLL

Orlando, FL.