Lan nhận được cú phone của chị Tư từ Việt Nam gọi sang lúc 5 giờ chiều tức 5 giờ sáng bên Việt Nam. Chẳng biết có chuyện gì làm chị Tư phải gọi sớm thế. Tiếng chị Tư hối hả:

– Lan à, suốt đêm qua buồn quá chị không ngủ được chỉ mong mau sáng để gọi cô.

Lan lo lắng và hồi hộp:

– Nhà xảy ra chuyện gì vậy chị Tư?

– Chị quyết định lại rồi. bây giờ chị…muốn đi Mỹ. Ðược không?

Lan kêu lên:

– Trời, chị đã từ chối, sở di trú Mỹ đóng hồ sơ lâu rồi. Làm sao đi?

– Bởi vậy chị mới cầu cứu em. Em làm đơn giải thích với sở di trú và xin mở lại hồ sơ giùm chị nha.

Chị Tư thở than:

– Bây giờ chị mới biết là mình sai lầm, mình…ngu quá em ơi. Thằng Tú tốt nghiệp đại học không xin được việc làm nó đang buồn chán. Trong khi hai con của anh Hai và chị Ba ở Mỹ học xong đại học ra trường có việc làm, lương cao ngon lành. Con chị cũng học giỏi chăm ngoan, nó mà qua Mỹ thì thua kém gì các anh chị họ của nó chớ.

– Chị kêu nó nộp đơn xin việc nhiều nơi xem sao, đừng vội nản chí. Ở Mỹ xin việc cũng thế thôi.

Chị Tư chán nản:

– Những công ty nhỏ đồng lương không đủ cho con chị… tiêu vặt và  thường chết yểu, hôm nay hoạt động rầm rộ mai chết mấy hồi, còn những công ty nước ngoài hay công ty lớn  thì ưu tiên tuyển chọn những bằng cấp tốt nghiệp nước ngoài, nhất là nước Mỹ thế mới chua xót cho chị,  hoặc là tuyển con ông cháu cha không à… chị cũng đang tìm cách “thủ tục đầu tiên” xin việc cho nó được một chỗ ngon lành mà chưa xong…

– Ở Mỹ cũng có cảnh ra trường không xin được việc làm, đó là tùy vào số cung số cầu. Nhưng rất công bằng, không phải chạy chọt nhờ vả ai hết.

Chị Tư năn nỉ:

– Bởi vậy chị mới thấy thương thấy tiếc cho thằng con chị. Em làm gấp đơn khiếu nại… À quên đơn thỉnh nguyện cho chị đi Lan, nước Mỹ bao dung nhân đạo lắm mà. Chắc họ sẽ… thông cảm.

Hồ sơ bảo lãnh đã đóng mấy năm nay, ai rảnh mà ngồi đó cứu xét thông cảm cho từng hoàn cảnh gia đình. Nhưng Lan thương chị nên vẫn hứa:

– Ðược rồi, để hôm nào em đến sở di trú địa phương hỏi cho cặn kẽ xem có thể xin mở hồ sơ lại không. Em sẽ cố hết sức.

Thắm Nguyễn

o O o

Lan là người con duy nhất đi xuất cảnh cùng với cha theo diện HO. Anh Hai, chị Ba, chị Tư đều đã quá tuổi và có gia đình con cái nên không được đi cùng.

Sang Mỹ, được hưởng cuộc sống thoải mái về tinh thần và vật chất cha và Lan đều mong muốn những người thân còn lại sang đây đoàn tụ. Cha đã làm việc chăm chỉ và thi quốc tịch ngay khi đến thời hạn cho phép.

Bốn năm sau Lan gởi đơn cha bảo lãnh về cho các anh chị. Diện cha bảo lãnh con đã có gia đình  phải mất thời gian dài khoảng 4-5 năm nhưng vẫn còn kịp cho đám con của các anh chị  khi chúng sang Mỹ, đứa lớn nhất cũng độ tuổi  bắt đầu vào đại học. Thật là thuận lợi.

Anh Hai, chị Ba háo hức gởi giấy tờ sang cho Lan để bổ túc hồ sơ bảo lãnh, còn gia đình chị Tư thì… không.

Xem thêm:   Vợ cũ

Chồng chị Tư đang là nhân viên nhà đất của huyện, công việc hái ra tiền ra bạc. Ngoài tiền người ta mang đến nhà “làm quà” để chồng chị ký giấy tờ cho họ, anh còn lạm dụng chức vụ  mua được những mảnh đất lợi thế cho tương lai với giá rẻ, chỉ vài năm sau những miếng đất chốn đồng không mông quạnh, khỉ ho cò gáy ấy đã trở thành “đất vàng”. Tiền của đất đai bề bề như thế nên anh chị Tư không màng chuyện đi Mỹ.

Chị Tư nói có tiền ở Việt Nam sướng hơn, muốn gì cũng có cần gì phải đi Mỹ để phải làm lại từ đầu. Ðọc báo thấy mấy Việt kiều và mấy nghệ sĩ hải ngoại tâm tình hồi mới sang Mỹ phải đi chùi cầu tiêu cực khổ mà thương.

Lan đã giải thích những người sang Mỹ đủ loại thành phần, họ bắt đầu cuộc sống bằng nhiều cách, nhiều công việc khác nhau, không phải ai đến Mỹ cũng đi chùi cầu tiêu. Mà dù họ có làm công việc ấy hay bất cứ công việc tầm thường nào khác cũng chỉ là tạm bợ lúc mới chân ướt chân ráo đến Mỹ. Biết bao người Việt đã thành công, thành người và thành danh từ những bước đầu tiên khó khăn ấy.

Chị Tư liền khoe:

– Em à, anh chị nhà cao cửa rộng, có người giúp việc, các con chị được hầu hạ cưng chiều sướng như tiên. Có buổi sáng cô giúp việc quen lệ mua về đĩa bánh ướt giò lụa, con chị đổi ý là cô ta phải chạy ba chân bốn cẳng ra ngoài mua ngay tô hủ tiếu cho nó điểm tâm. Còn chuyện học hành hả? không lo, mai mốt chúng lớn chị sẽ cho cả ba đứa con sang Mỹ du học, tốn kém bao nhiêu đối với chị cũng không thành vấn đề.

Lan vẫn cố công thuyết phục vợ chồng chị Tư cứ gởi giấy tờ qua Mỹ để Lan hoàn thành hồ sơ bảo lãnh đoàn tụ, vài năm sau được phỏng vấn đi Mỹ quyết định lại cũng còn kịp. Họ nể lời cô em và sự mong muốn thúc giục của người cha nên đã gởi đầy đủ các giấy tờ cần thiết cho xong chuyện.

Dù ai muốn hay không thì thời gian vẫn trôi qua. Cả ba gia đình anh Hai, chị Ba và chị Tư đều lần lượt được phái đoàn Mỹ gọi phỏng vấn.

Gia đình anh Hai, chị Ba xuất cảnh sang Mỹ trong khi gia đình chị Tư cứ hẹn đi hẹn lại với phái đoàn Mỹ với những lý do bận giải quyết chuyện gia đình cho đến khi sở di trú Mỹ gởi một lá thư và mời đi phỏng vấn lần cuối, nếu không đi thì họ sẽ đóng hồ sơ.

Sang Mỹ, gia đình anh Hai, chị Ba mau chóng hội nhập cuộc sống mới. Bước đầu các anh chị xin việc làm ở các nhà hàng, giúp việc trong tiệm giặt Việt Nam để có tiền ngay. Sau đó họ xin làm việc trong các hãng xưởng có những quyền lợi bảo hiểm y tế và những lợi ích khác, nhất là công việc ổn định hơn.

Các con họ đều đến trường, đứa nhỏ vào trung học, đứa lớn vào college. Tuổi còn nhỏ và rất trẻ nên chúng tiến bộ nhanh về ngôn ngữ và chuyện học hành.

Cả nhà đều tiếc vợ chồng chị Tư đã từ chối đi Mỹ. Họ vẫn làm ra nhiều tiền của và không thay đổi suy nghĩ: Có tiền ở Việt Nam sướng hơn!

Xem thêm:   Con nhỏ khờ dễ sợ

Nhiều người Việt sinh sống tại Mỹ cũng nhìn đời đơn giản hời hợt như thế, hoặc họ bất mãn gì đó, hoặc họ không thành công trong cuộc sống ở Mỹ.  Bảo lãnh người thân sang đây làm gì, phải đi làm vất vả cực như…trâu. Ở Việt Nam có tiền vẫn sướng hơn.

Thằng Tú, con lớn nhà chị Tư xong trung học là hào hứng làm giấy tờ xin đi du học Mỹ nhưng không hiểu vì lý do gì khi phỏng vấn bị từ chối. Nó buồn lắm.

Anh chị Tư thương con, khuyên con xin du học ở Úc hay Singapore nhưng nó không nghe, chỉ muốn du học Mỹ vì nghe các anh chị, con của anh Hai chị Ba bên Mỹ kể chuyện học hành, trường lớp, nó đã thích mê. Nó trách cha mẹ sao ngày ấy không chịu đi Mỹ để nó được bằng các anh chị họ của nó. Chị Tư nghe con trách mà xót xa, đôi khi chị cũng tiếc rẻ về quyết định của mình nhưng vẫn lựa lời an ủi:

– Ở đây có tiền của cũng sung sướng con ơi.

Tú thi đậu vào đại học. Chị Tư lên Sài Gòn mua hẳn một căn nhà đẹp cho con ở để ăn học. Chị mua được mọi thứ tiện nghi cho con, nhưng vẫn không mua được cuộc sống bên Mỹ, trường đại học Mỹ cho nó.

nó không nghe, chỉ muốn du học Mỹ vì nghe các anh chị, con của anh Hai chị Ba bên Mỹ kể chuyện học hành, trường lớp, nó đã thích mê. Nó trách cha mẹ sao ngày ấy không chịu đi Mỹ để nó được bằng các anh chị họ của nó. Chị Tư nghe con trách mà xót xa, đôi khi chị cũng tiếc rẻ về quyết định của mình nhưng vẫn lựa lời an ủi:

– Ở đây có tiền của cũng sung sướng con ơi.

Tú thi đậu vào đại học. Chị Tư lên Sài Gòn mua hẳn một căn nhà đẹp cho con ở để ăn học. Chị mua được mọi thứ tiện nghi cho con, nhưng vẫn không mua được cuộc sống bên Mỹ, trường đại học Mỹ cho nó.

Ðể rồi ngày hôm nay, các con của anh Hai, chị Ba học đại học nọ kia bên Mỹ, ra trường đi làm thì thằng Tú con trai lớn của vợ chồng chị vẫn chỉ cầm cái bằng đại học ở Việt Nam đi xin việc nơi nào cũng gặp khó khăn. Làm sao mà chị không ganh tị.

Anh Hai, chị Ba lúc ở Việt Nam chẳng khá giả gì. Họ bán căn nhà cấp bốn mang tiền sang Mỹ, thế mà chỉ sau 5-6 năm chăm chỉ làm việc ai cũng có nhà trong khu hàng xóm đẹp đẽ sạch sẽ. Họ chỉ làm những công việc lao động bình thường, không chức vụ, không làm ăn khuất tất như vợ chồng chị Tư mà vẫn nên nhà nên cửa.

Mới đây người bạn thân của vợ chồng chị Tư bị bệnh nặng. Gia đình giàu có, cả nhà bạn chỉ ước ao mang được người bệnh qua Mỹ chữa trị.

Chị Tư nghe mà tiếc hùi hụi. Người ta còn phải ước mơ như thế mà chị từng từ bỏ nó.

Vợ chồng chị Tư đã dần dần thấm thía có bao nhiêu thứ trên đất nước Mỹ kia anh chị không thể mua được bằng tiền.

Vợ chồng chị Tư đã học được một bài học đáng giá. Họ đã từng tâm đầu ý hiệp từ chối đi Mỹ. Nay họ biết mình đã sai lầm và hơn lúc nào hết cả hai vợ chồng lại cùng tâm đầu ý hiệp muốn đi Mỹ.

Xem thêm:   Arkhom

o O o

Lan đến văn phòng di trú để hỏi về trường hợp hồ sơ bảo lãnh của gia đình chị Tư. Lan đã nghĩ ra nhiều lý do…đáng thương mong thuyết phục họ mở lại hồ sơ. Nhưng tất cả tận tình của Lan đều hoài công. Chưa có luật lệ nào mở lại những hồ sơ đã từ chối phỏng vấn đi Mỹ và đã close nhiều năm.

Lan không thất vọng mấy vì đã hiểu trước sự việc. Buổi chiều Lan phone ngay cho chị Tư thông báo rõ ràng cho chị đừng hy vọng chờ mong hão huyền nữa:

– Em đã đến sở di trú trình bày hồ sơ của chị cũng như nêu lý do phải từ chối phỏng vấn xuất cảnh thời gian đó, nay xin mở lại hồ sơ nhưng không được chị ạ.

Chị Tư thất vọng não nề:

– Vậy là chị không có cửa đi Mỹ rồi. Lúc nắm thời cơ trong tay đi Mỹ cái một thì chị không hưởng, bây giờ kiếm không ra.

Nhưng chị vẫn cố bám víu:

– Không còn cách nào sao em? Thí dụ như…chạy chọt đút lót cô nhân viên?

– Trời, chị làm như chuyện nhà đất của chồng chị, người ta cứ chạy chọt đút lót là anh ký giấy cho họ mua nhà bán đất ngay vậy đó. Luật lệ ở Mỹ là luật lệ, cô nhân viên có muốn cũng không làm nổi.

– Chị thua một ván bài to rồi em ơi!

– Chị vẫn có thể đi Mỹ nhưng…

Chị Tư hớn hở vội chụp lấy:

– Nhưng sao em nói lẹ đi. Phải chi tiền chạy chọt tới trung ương chị cũng theo.

Lan nhẹ nhàng:

– Em đã nói rồi, ở Mỹ không ăn hối lộ như ở Việt Nam. Tới tổng thống Mỹ cũng phải theo luật chị Tư ơi. Cô nhân viên sở di trú nói với em là nếu gia đình chị vẫn muốn đi Mỹ thì làm lại hồ sơ bảo lãnh từ đầu và chờ đợi. Thế thôi.

– Nhưng cha qua đời rồi. Ai bảo lãnh chị?

– Thì em chứ ai! Diện cha mẹ bảo lãnh con cái khoảng 5 năm, còn diện anh chị em ruột bảo lãnh nhau bây giờ tới mười hai mười ba năm lận. Anh chị đợi được không?

Chị Tư im lặng chắc là đang tính toán và ai oán:

– Lúc đó anh chị sắp già khú và con cái đã lớn. Coi như chị đành ở lại chấp nhận thương đau

– Em cũng đang tính nói thế.

Có tiếng anh Tư vọng vào trong phone:

– Em chuẩn bị xong chưa? Chúng ta cùng đi.

Chị Tư vội kể:

– Anh chị sắp đi công chuyện, lo chạy chọt tìm việc cho thằng Tú đó. Vợ của một người bạn anh Tư có thằng cháu là con rể của ông sui gia với ông phó tổng giám đốc của một công ty liên doanh với nước ngoài.

– Trời! Nhờ vả lòng thòng thế biết đường nào mà tính hả chị?

– Chuyện bình thường ở Việt Nam mà em. Thí dụ như mấy người đi xuất khẩu lao động, nói toẹt ra là đi nước ngoài làm cu li, lao động mà cũng phải đi đường vòng qua nhiều khâu trung gian nên tốn phí “giấy tờ” mấy trăm triệu là thế đó.

Rồi chị Tư tự an ủi:

– Thôi, dù gì ở Việt Nam có tiền mà chạy chọt cũng sướng hơn kẻ không có tiền phải không em?

Nói xong chị Tư cúp phone. Lan tưởng như trong tiếng phone của chị Tư còn vọng lại tiếng thở dài.

NTTD (June, 13, 2020)