Đã có những tranh cãi hay xung đột quan điểm (chủ nghĩa tư bản vs chủ nghĩa xã hội, văn hóa tập thể vs chủ nghĩa cá nhân, và tên gọi Chinese virus).

Đó là những tranh cãi lý thuyết. Ngoài ra còn có nhiều tranh cãi góc độ thực tế. 

  1. Đóng cửa hay không đóng cửa

Vì coronavirus, từ khoảng tháng 2, tháng 3 một loạt các nước khắp thế giới phải đóng cửa mọi thứ, đi vào tình trạng phong tỏa (lockdown), hạn chế ra đường, hạn chế tụ tập đông người, và kêu gọi mọi người tự cách ly (self-isolate) và có khoảng cách an toàn xã hội (social distancing), cách nhau 2 mét.

Ngay từ đầu, chuyện đóng cửa đã gây tranh luận. Ðầu tiên là hỏi coronavirus thật ra có nghiêm trọng thế không, có nguy hiểm hơn cúm mùa không, sau đó hỏi cách ly thật ra có hiệu quả không. Bản thân Anh thời kỳ đầu từng muốn thử miễn dịch cộng đồng (herd immunity), để mọi người đều dính coronavirus để thành miễn dịch. Tuy nhiên, vào thời điểm ấy nhiều người đã nói, thử miễn dịch cộng đồng là rất nguy hiểm và khó thành công, vì chưa có vaccine, coronavirus liên tục đột biến thành vài chủng khác nhau, và không có bằng chứng chắc chắn là người đã dính virus sẽ không bị lại.

Vì chính phủ Anh muốn thử thuyết miễn dịch cộng đồng và đóng cửa chậm, và nhiều người vẫn thản nhiên, tới nay Anh đã có tỷ lệ tử vong vì coronavirus cao nhất ở Châu Âu1.

Một quốc gia khác ở Châu Âu không đóng cửa một thời gian dài và cũng thử thuyết miễn dịch cộng đồng là Thụy Ðiển. Một số người nhìn vào số liệu, cho rằng Thụy Ðiển là một ví dụ thành công, nhưng nếu đặt Thụy Ðiển bên cạnh các nước Bắc Âu khác, có dân số, thói quen tương tự, Thụy Ðiển có tỷ lệ tử vong cao gần 6 lần Na Uy và Phần Lan, hai quốc gia có phong tỏa2.

Xem thêm:   Père Lachaise thành phố tĩnh lặng

Trong vài tháng qua, hai phe vẫn tiếp tục tranh luận, đóng cửa hay không đóng cửa. Trên thực tế, cuộc tranh luận này hoàn toàn đơn giản, không phải trắng đen.

Chống phong tỏa không nhất thiết có nghĩa là không quan tâm tới người già và tỷ lệ tử vong. Lo ngại về việc làm và kinh tế là nỗi lo ngại hoàn toàn dễ hiểu, và chuyện cách ly cũng có ảnh hưởng xấu đến tâm lý và sức khỏe tinh thần (mental health). Tôi có người bạn ở Sri Lanka, bây giờ đã mở cửa và để mọi thứ hoạt động bình thường, nhưng thật ra Sri Lanka không phải là Na Uy – trong thời gian đóng cửa, người dân không được bất kỳ an sinh xã hội hay trợ cấp gì từ chính phủ, cũng không được trả tiền nghỉ bệnh từ công ty. Trong những quốc gia như vậy, phong tỏa không thể kéo dài.

Ngược lại, ủng hộ đóng cửa không có nghĩa là thích ngồi nhà cách ly, không bị ảnh hưởng, càng không có nghĩa không quan tâm đến kinh tế hay vấn đề sức khỏe tinh thần. Người ta chỉ sẵn sàng trả giá để giảm số lượng người nhiễm và tử vong, giúp hệ thống y tế, và kéo dài thời gian tới khi có vaccine hoặc cách chữa.

Bảo Huân

  1. Đóng cửa công viên

Liên quan đến tranh luận về chuyện đóng cửa mọi thứ là đóng cửa công viên. Những người ủng hộ phong tỏa chia thành hai nhóm: một nhóm là đóng hết mọi thứ, ở nhà cách ly, hoàn toàn không ra ngoài trừ phi thật sự cần thiết (như đi chợ), và phải đóng cửa cả công viên vì nhiều người tụ tập, và một nhóm cho rằng mọi người vẫn có quyền đi dạo, hít thở không khí, và phải mở cửa công viên vì thiên nhiên tốt cho tâm lý, đặc biệt với căng thẳng và lo lắng mùa dịch.

Xem thêm:   Chuyện nhân duyên

Nhóm thứ hai cũng cho rằng, đóng cửa công viên chỉ làm mọi người bất mãn hơn về chính sách phong tỏa.

  1. Cách đếm số tử vong

Một tranh luận khác là cách đếm số tử vong. Chẳng hạn, khi báo chí bảo không chỉ đếm người chết vì Covid-19 (die from) mà đếm chung người chết khi có Covid-19 (die with), có luận điệu phản đối. Thậm chí có người còn hỏi, thế ra nếu tôi bị tai nạn giao thông và test có Covid-19, cũng tính là chết với Covid-19 à.

Một số người nghĩ chỉ nên đếm số người chết trực tiếp vì Covid-19, nhưng thật ra, nếu nhìn vào những người có vấn đề sức khỏe, bị Covid-19, sau đó chết vì bệnh riêng, như bệnh tim, có thể thấy là Covid-19 có thể không phải là nguyên nhân trực tiếp nhưng là nguyên nhân gián tiếp. Chẳng hạn một người đang sẵn có nhiều vấn đề sức khỏe, nếu họ đột ngột bị cúm hoặc nhiễm trùng, nhiều cái cộng lại có thể gây chết người—những người này, nếu không bị cúm hoặc nhiễm trùng, họ đã không chết, dù có nhiều vấn đề sức khỏe trong người. Chuyện Covid-19 cũng tương tự.

  1. Mùa dịch và chính trị

Ở Anh, nếu dựa theo Facebook, Twitter, và báo chí, thái độ của mọi người về cách Anh đối phó với dịch Covid-19 thường tiêu cực— Thủ Tướng Boris Johnson thường xuyên bị phe đối lập chỉ trích, đặc biệt vì phong tỏa chậm, lúc đầu định làm theo miễn dịch cộng đồng. Ngoài ra, đảng Bảo thủ (Conservative) thường cắt giảm kinh phí cho hệ thống y tế trong nhiều năm qua, và chính phủ Anh cũng bị chỉ trích vì nhân viên y tế không có đủ PPE (personal protective equipment—thiết bị bảo vệ cá nhân).

  1. Vấn đề mặt nạ
Xem thêm:   Đóa hoa mong manh

Trong thời gian đầu, quan điểm về coronavirus và mặt nạ có vẻ không nhất quán, bản thân WHO cũng không khuyến khích người thường mang mặt nạ, bảo là không có lợi gì, còn khiến người mang có cảm giác an toàn và lơ là những chuyện khác.

Tuy nhiên, tới khoảng tháng 4, WHO đổi hướng, bảo mặt nạ y tế là cho bác sỹ y tá, nhưng mọi người nên mang mặt nạ thường ở nơi công cộng để bảo vệ mình và không gây lây lan virus3.

Riêng ở Anh, hay ít nhất ở Leeds, dựa theo quan sát khi đi dạo hoặc đi siêu thị, tôi để ý thấy dân Anh da trắng vẫn ít mang mặt nạ—người thường mang là dân Châu Á, hoặc các nhóm nhập cư khác. Người Châu Á vẫn thường mang mặt nạ nhiều hơn.

Khi báo chí và mạng xã hội đưa hình ảnh biểu tình chống phong tỏa ở Mỹ, đáng chú ý là một số hình ảnh với mặt nạ với dòng chữ “this is communism” (đây là cộng sản) hoặc “this is tyranny” (đây là bạo ngược/ chuyên chế), và trên Twitter cũng có nhiều người chống mặt nạ, bảo đó là không cần thiết, chỉ cho kẻ yếu hoặc bọn sợ hãi nhút nhát. Ðúng là, như đã nói, các nước theo chủ nghĩa tập thể (collectivism) có vẻ đối phó với đại dịch tốt hơn các nước theo chủ nghĩa cá nhân (individualism)—trong khi các quốc gia như Ðài Loan và Hàn Quốc có người dân đều làm theo luật và sống vì xã hội, các quốc gia dân chủ phải mất thì giờ tranh cãi về tyranny và vấn đề tự do cá nhân.

Bao giờ mọi thứ sẽ trở lại bình thường?

DN

1: https://www.businessinsider.com/uk-coronavirus-death-toll-highest-europe-overtakes-italy-2020-5?r=US&IR=T

2: https://www.businessinsider.com/photos-norway-sweden-different-coronavirus-responses-fatality-rates-2020-4?r=US&IR=T#while-sweden-has-passed-a-few-restrictive-measures-its-residents-have-for-the-most-part-been-free-to-live-their-lives-4

3: https://www.scmp.com/news/china/article/3078407/coronavirus-world-health-organisation-reverses-course-now-supports