(Kỳ 12c: Đàn Hặc-Impeachment)

Từ khi lập quốc cho tới nay, trong gần 250 năm, nước Mỹ chỉ có 4 tổng thống bị impeached nhưng không ai bị impeached vào tội phản quốc (treason). Song, chỉ tính trong 15 năm cầm quyền (1945-1960) Hồ Chí Minh và chính quyền của ông ta đã có nhiều hành động, văn bản có tính chất phản lại lợi ích quốc gia, thậm chí nhượng hẳn lãnh thổ, lãnh hải cho ngoại quốc: Hiệp Ðịnh Sơ bộ với người Pháp 06/03/1946; năm 1952 Hồ Chí Minh gửi thư cho Stalin xin chỉ thị về cải cách ruộng đất; Công Hàm 1958 công nhận chủ quyền Trung Cộng bao hàm cả Hoàng Sa, Trường Sa…

Nhìn trong phạm vi Việt Nam, chúng ta cũng thấy sự kiện người đứng đầu chính quyền, kể cả chính quyền quân chủ, có hành vi sang nhượng chủ quyền quốc gia cho ngoại bang là rất hiếm cho dù các chính thể này hoàn toàn vắng bóng các cơ chế kiểm soát quyền lực như kìm soát và đối trọng (checks and balances) hay impeachment. Trong một chính thể Việt Nam cùng thời với chính quyền cộng sản tại miền Bắc, chính thể Việt Nam Cộng Hòa, dù cũng không có cơ chế impeachment và phải trông cậy nhiều vào trợ giúp từ ngoại bang, người đứng đầu các chính quyền Việt Nam Cộng Hòa không có những hành động mại quốc hòng giữ quyền lực cho cá nhân, phe phái.

Tuy nhiên, các nhà lập quốc, lập hiến Mỹ trong thế kỷ XVIII rất khổ công tìm thêm các biện pháp khống chế đặc biệt dành riêng cho tổng thống.

Tại sao lại có mối lo lắng đặc biệt này?

Chúng ta hãy cùng nhau xem lại ý kiến sau đây của James Madison đã được nêu ngay trong Hội Nghị lập hiến Philadelphia:

[It] is indispensable that some provision should be made for defending the Community agst the incapacity, negligence or perfidy of the chief Magistrate. The limitation of the period of his service, was not a sufficient security. He might lose his capacity after his appointment. He might pervert his administration into a scheme of peculation or oppression. He might betray his trust to foreign powers. The case of the Executive Magistracy was very distinguishable, from that of the Legislature or of any other public body, holding offices of limited duration. It could not be presumed that all or even a majority of the members of an Assembly would either lose their capacity for discharging, or be bribed to betray, their trust. Besides the restraints of their personal integrity & honor, the difficulty of acting in concert for purposes of corruption was a security to the public. And if one or a few members only should be seduced, the soundness of the remaining members, would maintain the integrity and fidelity of the body. In the case of the Executive Magistracy which was to be administered by a single man, loss of capacity or corruption was more within the compass of probable events, and either of them might be fatal to the Republic.” (Bắt buộc phải tạo ra một công cụ nào đó để bảo vệ Cộng Ðồng chống lại sự suy giảm năng lực, sự xao lãng hoặc sự phản bội của viên Trưởng Hành Pháp. Việc hạn chế thời gian nắm quyền của ông ta là biện pháp chưa đủ bảo đảm an ninh. Ông ta có thể mất năng lực sau khi đắc cử. Ông ta có thể lèo lái quyền lực được giao phó theo hướng nhũng lạm hoặc trấn áp. Ông ta cũng có thể bội ước, quay ra phục vụ cho ngoại bang. Vị thế của viên Trưởng Hành Pháp rất khác với vị thế của cơ quan Lập Pháp hoặc của bất kỳ cơ quan quyền lực công khác cũng có nhiệm kỳ giới hạn. Rất khó để cho tất cả các thành viên hoặc chỉ là một đa số nào đó trong một Tập Hợp cùng mất hết năng lực thực thi, hoặc bị mua chuộc để bội tín, trách vụ giao phó. Bên cạnh sự canh phòng của danh dự và lương tâm, không dễ để cả một tập hợp cùng phối hợp hành động cho những mục đích đồi bại. Ðây là một bảo đảm an ninh cho công chúng. Và trong trường hợp nếu chỉ có một hoặc một vài thành viên bị mê hoặc thì sự sáng suốt của những thành viên còn lại sẽ vẫn bảo đảm mục tiêu và trách vụ giao phó của tập hợp không bị tổn hại. Song, đối với Cơ Quan Hành Pháp, bộ phận sẽ được giao cho một người điều hành, sự mất năng lực hoặc sự suy đồi là điều dễ xảy ra hơn nhiều, và điều nào xảy ra cũng đều là bi thảm cho Quốc Gia Cộng Hòa của chúng ta.)

Xem thêm:   Ai lạc quan hơn

Qua ý kiến này, chúng ta thấy lại một vấn đề đã bàn trong Kỳ 11a là: Do cơ quan hành pháp (the executive) được các nhà lập hiến Mỹ thiết kế theo mô hình đơn nhân (the individual executive), tức quyền lực của toàn bộ nhánh hành pháp giao trọn cho một người (tổng thống) nắm giữ. Tuy nhiên, như trong ý kiến vừa nêu, bất tiện của thiết kế the individual executive là, vì chỉ do một con người nắm giữ, rủi ro suy thoái, hỏng hóc toàn bộ một nhánh chính quyền là vô cùng cao – điều tối nguy hiểm cho quốc gia. Ở điểm này, chúng ta nên dừng lại để suy gẫm theo hướng mở rộng thì sẽ thấy sự tai hại và nguy hiểm vô cùng của các chế độ chính trị độc đảng (không chỉ đối với quốc gia của họ mà còn đối với cả nhân loại).

Ý kiến vừa nêu của James Madison cũng cho chúng ta thấy thêm một tư duy chính trị/tâm lý/xã hội có tính nền tảng: Một quyền lực khi được giao/phân tán cho nhiều người/bộ phận thì khả năng quyền lực này bị hư hỏng (toàn bộ) sẽ được giảm tỷ lệ thuận với độ phân tán. Chính vì vậy, các nhà lập hiến Mỹ không nhằm impeachment vào các dân biểu của cơ quan lập pháp mà nhằm vào tổng thống (the individual executive). Song, cách cấu tạo quyền lực nào cũng đều có điều lợi, điều hại vì vậy các nhà lập hiến Mỹ luôn phải tìm cách cân bằng, phối hợp hầu đạt được hiệu quả cao nhất: Chính quyền hiệu năng (good governance) và duy trì tự do cho cộng đồng (liberal government).

Xem thêm:   Giọt lệ linh lan

Impeachment cũng thế, có lợi và cũng có hại. Như mọi công cụ cơ học hay quyền lực khác, impeachment có thể bị dùng quá đà hoặc lạm dụng. Trong bối cảnh chính trị đương thời khi nước Mỹ sáng lập, cơ quan lập pháp hay bị chỉ trích và nghi ngờ bởi sự lạm dụng, khuynh đảo của phe nhóm đa số. Chính vì vậy, nhà lập hiến Mỹ chỉ giao cho Hạ Viện có quyền lập impeachment đối với tổng thống (hoặc các viên chức khác), tương tự như việc khởi tố, lập cáo trạng – rung chuông cảnh báo công luận. Nhưng việc quyết định xem sự “rung chuông” đó đúng hay sai thì các nhà lập hiến Mỹ giành cho một cơ quan khác, đó là Thượng Viện. Vẫn chưa đủ, riêng xét xử impeachment đối với Tổng Thống Mỹ, các nhà lập hiến Mỹ đòi hỏi phải do Chánh Án (the Chief Justice) của Tối Cao Pháp Viện đứng ra điều hành và việc kết tội vẫn phải hội đủ số phiếu của 2/3 tổng số thành viên hiện diện của Thượng Viện (Article 1, Section 3: “When the President of the United States is tried, the Chief Justice shall preside: And no Person shall be convicted without the Concurrence of two thirds of the Members present.”) Những thận trọng này là nhằm ước chế mặt trái của công cụ chính trị impeachment, hạn chế khả năng cá nhân nắm chức vị tổng thống bị tấn công chính trị thiếu công tâm.

Xem thêm:   Vui buồn tháng Tư

Tuy nhiên, trong impeachment lần 2 đối với Tổng Thống Donald John Trump, phiên tòa tại Thượng Viện vẫn diễn ra dù Chánh Án Tối Cao Pháp Viện John Roberts đã từ chối tham dự. Sự kiện này đang gây tranh luận rất dữ dội. Nhưng bất kể thế nào, đây cũng là điều đã được The Federalist dự phóng. Trong The Federalist No 48, James Madison đã viết với ý rằng: Mọi quy định trên giấy dù chặt chẽ đến đâu cũng có thể bị đời sống thực tế vượt qua (“Will it be sufficient to mark, with precision, the boundaries of these departments, in the constitution of the government, and to trust to these parchment barriers against the encroaching spirit of power?”)

PHS

(22/02/2021)