Về Bạc Liêu danh tiếng ôn lại giấc ngủ vàng son một thời để nhớ ngày đó xa rồi…

Kênh ở Bạc Liêu        

Chúng tôi đến Bạc Liêu, thành phố miền Hậu giang trù phú vào một buổi trưa nắng đầu xuân Giáp Thìn, trong chuyến công tác dịp năm mới. Bạc Liêu từ lâu đã nổi tiếng với những đồng lúa tri ngàn khơi cò bay thẳng cánh nhìn mỏi mắt người, là môi trường làm ăn thuận lợi để tạo nên nhiều phú nông giàu nứt đố đổ vách ngày trước. Và đương nhiên, theo sau đó chính là hậu duệ của họ, những gia đình hạng cự phú ấy đã có những người con ăn tiêu phóng khoáng “thả cửa”, tạo nên danh xưng “công tử Bạc Liêu” thần thánh – chỉ chung cả giới dân chơi giàu có ở miền Lục tỉnh ngày trước.

Đồng lúa ở Bạc Liêu

Bạc Liêu sau thời gian chia tách, gộp lại địa giới hành chính một cách rầm rập theo chỉ thị của chính quyền lúc ấy, nay cũng đã ổn định, dần phát triển và vươn lên không kém các tnh bnkhu vc đồng bng sông Cu Long này. Bc Liêu gikhông chcó nhng đồng lúa bạt ngàn, mà còn có những mô hình nuôi tôm công nghệ cao, diêm nghiệp cũng phát triển mạnh. Nhắc về Bạc Liêu hôm nay, không thể không kể đến khu lưu niệm nghệ thuật Đờn ca tài tNam bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu (nghệ sĩ xuất sắc của lĩnh vực ca cổ và là người con yêu quý của vùng đất Bạc Liêu), khu du lịch Quán Âm Phật Đài (Phật bà Nam Hải) – đấng bề trên luôn phù hộ, che chở cho người dân nơi đây khi họ hoạt động, làm ăn trên biển. Và khu nhà công tử Bạc Liêu, nơi chúng tôi đến thăm mùa Xuân này.

“Công tử Bạc Liêu chúc mừng năm mới”

Tọa lạc ở phường 3 thành phố Bạc Liêu, nằm cạnh bờ sông, khu nhà công tử Bạc Liêu từng là căn nhà lớn nhất Lục tỉnh miền Tây xưa với kiểu kiến trúc phương Tây, sang trọng, bề thế nhất vào thời đó. Đón đoàn chúng tôi bên ngoài là nhng công trình tiểu cảnh nho nhỏ được sắp đặt để chào mừng quý khách đến thăm viếng, chào năm mới, Tết đến. Một phông nền sân khấu nho nhỏ với hình 2 quả tim lồng vào nhau có hình ảnh “nhân vật chính” kèm câu chúc “Công tử Bạc Liêu chúc mừng năm mới”. Theo chân những người hướng dẫn, chúng tôi được mục sở thị những sản phẩm, vật dụng mà chỉ người giàu nứt vách thời ấy mới sắm nổi. Bộ trường kỷ, bàn ăn, chiếc giường ngủ, máy nghe nhạc, điện thoại bàn, đồ dùng sinh hot … tất thảy đều là hàng xa xỉ không chỉ ở thời đó, mà ngay bây giờ nhìn vào vẫn còn nguyên giá trị. Chiếc xe hơi mà theo chú thích là ngay cả số ít quý tộc nước Pháp thời đó mới dám mua thì đã nằm nghễu nghện trong sân nhà công tử từ trăm năm nay, vẫn còn cho đến giờ để mọi người thưởng lãm. Ngoài ra, còn có vô số những vật dụng khác trong nhà được mang trc tiếp tParis về. Nhiu chi tiết, vt liu, đồ ni tht trong nhà công t, từ các bù-long, ốc vít cho đến các chi tiết xây dựng đều có đóng dấu chìm mẫu tự P thể hiện xuất xứ sang trọng của nó.

Nhà công tử Bạc Liêu từng là căn nhà lớn nhất Lục tỉnh.

Chúng tôi rảo một vòng quanh khu nhà, tận mắt ngắm nghía những kỷ vật mà không khỏi dâng lên nỗi thương cảm, ngậm ngùi. Có thể, khi đến thăm nhà bảo tàng, những nơi trưng bày hiện vật khác, chúng ta sẽ được hướng dẫn thêm về lịch sử, về kiến thức, hun đúc thêm tình yêu, quý trọng tiền nhân… thì với khu nhà ở công tử Bạc Liêu đây, chúng tôi chỉ thấy cám cảnh với nỗi “thương hải biến vi tang điền” – những sự thay đổi quá lớn lao trong đời người. Một đại công tử chọc trời khuấy nước với nhiều giai thoại tiêu pha xả láng, “đốt tiền nấu trứng tỏ ra mình giàu” thì nay chỉ còn gói gọn lại trong mỗi khu nhà ở đây, và … được nghe kể lại.

Tác giả bên thềm nhà Công Tử.

Buổi trưa, đoàn dùng cơm ở nhà hàng ngay giữa khu nhà ở, nơi đã được chính quyền quy hoạch thành địa điểm phục vụ du lịch, kiêm dịch vụ đãi tiệc cưới. Phần lớn khách đến thăm nơi này, người dùng bữa ở đây, rồi mấy ai sẽ còn cảm được giá trị kiến trúc ngày ấy thể hiện trên từng chi tiết trong công trình xây dng đắt giá, rồi mấy ai sẽ còn nhớ được những gì tốt đẹp, những công trình khác (ví dụ như chùa Giác Hoa) mà gia tộc họ Trần đã từng đóng góp, đã từng hiến đất, hiến tiền của xây dựng thời ấy… hay rồi cũng chỉ cười đùa hnh hch khi nghe kể về những giai thoại tiêu phá tiền, chụp hình đùa giỡn với những kỷ vật giá trị.

Xem thêm:   Thời của điện thoại... "cùi bắp"!

Đoàn rời khu nhà ở công tử Bạc Liêu, tiếp tục xuôi về Cà Mau theo chuyến công tác, ngoái nhìn lại quần thể công trình nổi tiếng giữa cái nắng xiên khoai của buổi chiều miền Tây, Nam bộ. Tôi không sao tránh được cảm giác khắc khoải, ngậm ngùi dâng lên trong lòng…

“Ngàn năm gương cũ soi kim cổ

Cảnh đấy người đây lung đon trường”

(thơ Bà Huyện Thanh Quan)

NTB

Tháng 01.2024

(Ảnh được người viết chụp tại khu nhà công tử Bạc Liêu)