Món gà Tây này đã được nấu vào lễ Tạ Ơn từ thế kỷ 17. Ngày nay, gần 50 triệu con gà Tây bị lặt lông mỗi năm vào dịp này.

Gà Tây trên bàn ăn đêm Thanksgiving.  

Vào thứ Năm của tuần thứ tư trong tháng 11, người Mỹ đã quen với việc quây quần bên gia đình quanh một con gà Tây. Và điều này đã diễn ra một thời gian khá dài, vì chúng ta phải quay lại thập niên 1620 để tìm hiểu truyền thống này bắt nguồn từ đâu.

Vào thời điểm này, các “Người cha hành hương” đã chạy trốn khỏi chế độ của Giáo hội Anh và rời tàu Mayflower  đã đặt chân lên đất Mỹ. Ở Tân Thế giới này, họ thành lập một thuộc địa, được gọi là Plymouth (Massachusetts), cùng tên của bến cảng mà từ đó họ lên tàu rời Châu Âu. Nhưng cuộc sống thật khó khăn với những người mới đến: nạn đói, bệnh tật… May mắn thay, người Mỹ bản địa Wampanoag, hay chính xác hơn là bộ tộc Patuxets, đã biết cách tiếp nhận họ. Những người bản địa thân thiện chào đón họ, giúp họ định cư và dạy họ cách săn bắn, đánh cá và trồng trọt, đặc biệt là trồng ngô.

Một năm sau, để cảm ơn người dân bản địa, Thống đốc William Bradford đã ấn định 3 ngày tạ ơn  gọi là “Lễ Tạ Ơn” được tổ chức ở Châu Âu để tạ ơn Chúa đã tạo điều kiện mưa thuận gió hòa, mang lại hạnh phúc cho mọi người trong năm vừa qua. Ông mời khoảng trăm thổ dân Wampanoag đến dự tiệc và phục vụ họ món ăn làm từ gà Tây hoang dã, một loài động vật được phát hiện đang sinh sống ngay tại địa phương.

Xem thêm:   Phi cơ & chim

Một lễ hội tôn giáo ban đầu

Đối với người bản địa, không có gì quá mới mẻ: gà Tây đã được biết đến từ lâu ở lục địa Châu Mỹ, đặc biệt là với người Aztec và người Maya. Về phần mình, người Châu Âu đã phát hiện ra nó sớm hơn một thế kỷ, vào thế kỷ 16, khi người Tây Ban Nha mang về loài “gà Ấn Độ” mà theo thời gian nó đã trở thành “gà Tây”.

Truyền thống này tiếp tục cho đến khi nó được hợp thức hóa dưới cái tên “Ngày Lễ Tạ Ơn” vào năm 1789 bởi George Washington, sau đó được Abraham Lincoln chính thức ấn định tổ chức ngày Lễ Tạ Ơn vào ngày thứ Năm cuối cùng của tháng 11 năm 1863. Thực đơn bữa tối ngày Lễ Tạ Ơn, mà sau đó đã trở thành ngày lễ phi tôn giáo, rất đơn giản và không tốn kém nhiều: đó là món gà Tây kèm theo bánh bí ngô, có thể mang sự ngon miệng cho cả gia đình vào buổi tối ngày lễ Tạ Ơn.

Tuy nhiên, với cuộc khủng hoảng những năm 1930, Franklin D. Roosevelt đã phá vỡ truyền thống vì lợi ích của nền kinh tế quốc gia bằng cách ấn định ngày Lễ Tạ Ơn một tuần lễ sớm hơn, tức ngày thứ Năm tuần thứ ba của tháng 11 để kích thích tiêu dùng. Nhưng, trước sự phản đối kịch liệt do sáng kiến ​​này gây ra, chính phủ đã lùi bước, và vào năm 1941, Lễ Tạ Ơn đã trở thành ngày lễ quốc gia vào ngày thứ Năm, tuần thứ tư của tháng 11.

Tổng thống Joe Biden ân xá gà Tây vào ngày lễ Tạ Ơn

2 con gà Tây được ân xá mỗi năm

Xem thêm:   Suy Đi Ngẫm Lại (02/27/2025)

Gần 50 triệu con gà Tây được ăn vào Lễ Tạ Ơn mỗi năm. Trước sự lớn mạnh của sự kiện này, vào năm 1963, John F. Kennedy đã quyết định cứu một con gà Tây vì “lòng trắc ẩn”. Với con gà Tây do Thổ Nhĩ Kỳ tặng, tổng thống Mỹ đã tuyên bố: “Chúng ta sẽ để con gà này sống và lớn lên”.

Từ nay trở đi, 2 chú gà Tây được tổng thống ân xá và sẽ kết thúc cuộc đời tại một trang trại ở vùng nông thôn. Năm nay, 2 con gà Tây lớn màu trắng được đặt tên Chip and Chocolate, để tỏ lòng mến mộ hương vị kem yêu thích của Joe Biden, sẽ được ân xá. Nhưng các đồng loại của chúng sẽ được nhồi nhân, khoai lang nghiền, sốt trái việt quất, bánh táo hoặc bánh bí ngô và dọn lên bàn ăn gia đình tối ngày lễ Tạ Ơn…

ĐDH