Nhà văn  Cao Xuân Huy sinh tháng 9 năm 1947, quê nội ở Bắc Ninh, quê ngoại ở Hà Nam. Sau hiệp định Geneve cắt đôi Việt Nam năm 1954, gia đình ông cũng bị chia hai. Cha ông ở kháng chiến về Hà Nội, chị ông ở lại Hà Nội với Bố. Ông theo Mẹ di cư vào Nam.

Tháng 2 năm 1968 Cao Xuân Huy gia nhập Thủy quân lục chiến Việt Nam Cộng Hòa. Sau năm 1975 đi cải tạo. Tháng 9/1979 ra tù, vượt biên năm 1982, đến năm 1984 định cư tại California Hoa Kỳ.

“Tháng ba gãy súng” là cuốn hồi ký được viết năm 1985, ghi chép lại những diễn biến của mặt trận Thừa Thiên- Huế đến khi tác giả bị bắt làm tù binh. Cuốn sách đã được tái bản đến 10 lần và có mặt trên 58 thư viện lớn trên toàn thế giới. Trong trường thiên tiểu thuyết “Mùa biển động” của nhà văn Nguyễn Mộng Giác, ông cũng đã xin tác giả Cao Xuân Huy đưa y nguyên câu chuyện này vào tác phẩm.

Năm 2005, nhà văn Cao Xuân Huy làm chủ biên tạp chí Văn học kế tục sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Mộng Giác đến tháng 4 năm 2008 Văn học phát hành số 236 thì đình bản vì lý do chủ biên bị ung thư mắt, sức khỏe suy yếu trầm trọng nên không thể cáng đáng tờ báo. Ngày 12/11/2010 nhà văn Cao Xuân Huy từ trần sau một thời gian dài bệnh nặng, tác phẩm cuối cùng ông xuất bản là tập truyện ngắn “Vài mẩu chuyện”.

Nhà văn Cao Xuân Huy

Gãy súng chứ không buông súng

Cao Xuân Huy đã khẳng định như thế với phóng viên Đài RFA. “Thật sự khi cầm bút viết tôi chỉ vì một điều ấm ức với lời một ông tướng cũ của mình khi ổng tuyên bố “để mất nước (là) tội chung mọi người, lớn tội lớn, bé tội bé”. Tôi không đồng ý điều đó, chúng tôi đánh nhau đến viên đạn cuối cùng rồi bị bắt như vậy không phải là chúng tôi có tội. Tôi tức quá về điều đó, tôi viết ra, mà viết nửa chừng rồi thôi, thế rồi vì ở chung nhà với Nguyễn Mộng Giác, ổng lấy ổng đem đăng, xong rồi hết thì ổng thúc, cứ hết thì ổng thúc, hết thì thúc, thì cứ thế mà viết thôi. Đó là cái khởi đầu của quyển sách.

Xem thêm:   Nguyễn Thanh Châu là rồi một chuyện kể chưa xong

“Còn về sinh hoạt văn chương, lúc đó tôi không có dính gì tới văn chương. Mãi về sau này, sau khi quyển sách ra xong rồi người ta gọi tôi là nhà văn, xong rồi lại ở chung với ông Giác, với lại Hoàng Khởi Phong, cùng với nhau làm tờ Văn Học. Thế rồi cuối cùng tôi làm tổng thơ ký tờ báo Văn Học, rồi cuối cùng mấy năm sau này ông Giác giao luôn tờ Văn Học cho tôi và tôi làm chủ biên luôn. Đến bây giờ thì tờ tạp chí Văn Học đã tạm đóng cửa rồi vì lý do sức khỏe của tôi.”

Ông nhắc lại: “Súng của chúng tôi có phải đã bị bẻ gãy không, khi mà vẫn có thể tiếp tế đạn cho chúng tôi để chúng tôi chiến đâu? Ai đã bẻ gãy súng của chúng tôi?” Và Cao Xuân Huy nhắc lại, “gãy súng” – ở đây tôi muốn nói lên một điều đau lòng cho những thằng lính cầm súng, khẩu súng mà không có đạn thì giá trị không bằng một khúc củi mục … Tôi gọi “Tháng Ba gãy súng” là hồi ký vì tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm về những điều tôi viết. Tất cả những địa danh, những tên người, tên đơn vị, tất cả những diễn tiến đều là thật, thật một trăm phần trăm. Tôi không lồng vào đấy bất cứ một hư cấu nhỏ nào. Chắc chắn là tôi đã quên khá nhiều chi tiết. Và với cấp bậc và chức vụ thấp kém của tôi, chắc chắn là có rất nhiều dữ kiện tôi đã không được biết.”

Và Cao Xuân Huy đã kli mt trn đánh được xem là bbuc phi mở đường máu mà vi slượng binh sĩ hin din cùng vi tình hình bi đátnhng giây phút cui ca cuc chiến, ông và đồng đội hiu rt rõ cái chết đang sát mt bên lưng và schn la nào cũng đều vô vng.

Ông nói: “Còn nỗi bi thảm nào hơn tình thế của chúng tôi trong lúc này. Có những người tìm cái sống trong cái chết, ít ra họ còn cái hy vọng tìm thấy cái sống, mặc dù rất nhỏ nhoi, hy vọng nhỏ đến đâu cũng vẫn là hy vọng. Một mảnh ván mục giữa biển cũng là hy vọng. Còn chúng tôi, miếng ván mục cũng không trông thấy. Chúng tôi không thất vọng, chúng tôi không tuyệt vọng, mà chúng tôi vô vọng. Chúng tôi, những thằng thanh niên khỏe mạnh, yêu đời, rất ham sống, đang ngồi mơ được giậm chân tại chỗ này, đánh nhau để rồi chết tại đây cho đỡ mệt chứ không muốn mở đường máu để chết dần chết mòn dọc đường, cuối cùng đến được một chỗ cũng để chết. Cái chết kiểu này quả tình không hứng thú tí nào hết.”

Xem thêm:   Viếng mộ tao nhân

Mở được đường máu chưa phải là kết thúc. Bi kịch chỉ bắt đầu khi tác giả dẫn một toán lính tìm lối thoát vào Nam bằng đường biển. Con tàu duy nhất có thể đón ông và toán lính lại trở thành nơi chiến đấu, chiến đấu giữa những người lính với nhau để giữ mạng sống. Con tàu thì nhỏ chứa được khoảng ngàn người mà số người di tản đông tới hơn chục ngàn, tất nhiên phải xảy ra sự tranh giành, đấm đá để khỏi bị Việt Cộng bắt.

Cuốn sách được khép lại với cảnh những người lính thất thểu một đoàn dài khi trở thành tù nhân bị dẫn đi và bị bắn giết như thế nào. Trong đoạn văn này, từng giọt máu như đang rỉ ra theo gót chân ca đoàn tù. Máu theo chân, máu đổ khp nơi khi tng viên đạn bn đi, tng người mt ngã xung, ngã xung … người còn sng không biết bao githì đến phiên mình, tt cchờ đợi cái chết đến, chờ đợi trong hãi hùng, trong khng khiếp:

“Lúc nãy ở bờ bên kia phá chúng tôi được nếm mùi cướp bóc thổ phỉ và bây giờ trên con đường đất hai bên là ruộng, là lùm, là bụi này, chúng tôi được thưởng thức món giết người.

Đoàn tù chúng tôi đi thất thểu trên đường, đoành một tiếng, một xác người ngã xuống bờ ruộng, đoành một tiếng, một xác người nữa ngã xuống bờ ruộng. Một người đi ngay bên cạnh tôi bị bắn vào đầu, máu và óc văng dính cả vào người tôi. Trò bắn giết rất kỳ cục và khó hiểu! Những người bị bắn chết và những người không bị bắn hay chưa bị bắn đều không hiểu tại sao bọn Việt cộng lại bắn người này mà không bắn người kia.

Xem thêm:   Chia tay Viên Linh

“Chúng tôi rất hoang mang, nhưng lúc này không có ai phản ứng gì. Mọi người vẫn cứ lầm lũi, thất thểu đi. Đói, khát, mệt mỏi và luộm thuộm lếch thếch, chúng tôi đi, hoang mang không hiểu bao giờ đến lượt mình bị bắn. Số người bị bắn mỗi lúc dĩ nhiên mỗi nhiều hơn. Tất cả lon lá đã được gỡ ra từ sáng khi chúng tôi mới nhận được quần áo mang từ bờ biển vào. Râu ria trên mặt biểu hiện cho chức cấp -hiểu theo nghĩa Việt cộng- cũng không phải, vì nhiều người để râu, trong đó có cả tôi, không hay chưa bị bắn. Nhiều người râu ria nhẵn nhụi thì đã bị bắn.”

Và cuối cùng thì tác giả cùng nhiều đồng đội của ông cũng dừng chân tại một chỗ không ai mong muốn. Tuy nhiên cái chỗ được gọi là trại giam này lại là nơi quyết định sự sống còn của họ: “Chúng tôi bị đưa về căn cứ La Sơn nhốt tạm để sau đó hạ sĩ quan và binh sĩ bị đưa nhốt ở Khe Tre, Nam Đông. Đám sĩ quan chúng tôi bị đưa về cây số 23, gần ngay chỗ ban chỉ huy Tiểu đoàn 4 ít ngày trước, đối diện với làng Đồng Lâm. Khoảng giữa tháng Tư chúng tôi bị đưa về trại tù binh chính thức nằm phía Bắc Khe Sanh, sát biên giới Lào, ở ngay đầu nguồn sông Bến Hải.”

Họ đã được phân phối đi tới các trại tù khác nhau. Số phận những người lính này sau đó không ai biết ra sao, nhưng có một điều Cao Xuân Huy tin chắc rằng, ông và đồng đội của ông đã trả đầy đủ bổn phận đối với tổ quốc, và ông cùng đồng đội có quyền hãnh diện, ưỡn ngực và nói to rằng: họ là người lính chiến, đúng nghĩa là lính chiến trong bất cứ thời đại nào….

N&BH – (theo RFA)