Vừa qua, Hội đồng trường San Francisco đã bầu 6/1 phiếu, cho quyết định dời bỏ tượng Abraham Lincoln và cả tá các tượng lịch sử khác. Hội đồng trường Lincoln cho biết, họ đang theo đuổi chính sách “Không gây bất lợi cho dân Mỹ da đỏ và dân bản địa Châu Mỹ” và lên án vụ treo cổ 38 người da đỏ của bộ lạc Sioux.

San Francisco, Bắc Cali. Nguồn. godwallpapers4all.blogspot.com 

Andy Serwer và Max Zahn

Tôi đâu biết mấy chuyện này, nên bắt đầu đọc về Lincoln, chính phủ của ổng, người Mỹ da đỏ, và nói thật là tôi bị sốc.

Phải nói rằng, tôi có sự kính trọng sâu xa với dân Mỹ bản địa, nhưng tôi không đồng ý chuyện tước bỏ tên và tượng đài của Lincoln ra khỏi trường. Cho dù, tôi biết hành động đó đã kêu gọi cả nước Mỹ nên quan tâm tới những đối xử quá tệ bạc với dân Mỹ da đỏ. Lincoln là một trong những vị Tổng thống Mỹ đáng kính, và dẹp Lincoln cũng giống như phủi sạch những thành tựu quá lớn của ông trong việc xóa bỏ ách nô nệ, là điều trật lất.

Sự việc này, cho thấy, tiểu bang Cali đã đi tới khúc quanh của cuộc sống, bắt đầu có những ngụy biện với lịch sử và xã hội, vậy thì bạn nên cuốn gói ra đi. Và dĩ nhiên là các triệu phú, tỉ phú đã chuồn khỏi Cali một cách nhanh chóng rồi, và họ đã mang những công ty của họ theo luôn.

Ðiều đầu tiên, rõ ràng như ban ngày, là nhiều nhân vật có cỡ và công ty bự ở Cali đã dzọt mất, hoặc thông báo rằng họ sẽ ra đi, hầu hết đều từ vùng Vịnh San Francisco để tới Texas, Florida và Colorado, kể cả tay tỉ phú vang danh Elon Musk và Tesla của ông; Larry Ellison và Oracle; Palantir, Joe Lonsdale, Hewlett Packard Enterprise, Charles Schwab và các nhân vật nổi tiếng khác. Ngoài những người “nặng ký”, một số tên tuổi khác cũng dzọt luôn, như David Cheriton – chuyên gia về vi tính của Stanford, tỉ phú David Duffield của PeopleSoft and Workday – người đã gây chiến với sở thuế Cali và Joe Rogan – nổi tiếng trong giới truyền thông; kể cả những người bình thường của các hãng kỹ thuật và thương mại cũng biến luôn.

Xem thêm:   Biden & Trump

Nhưng tại sao chuyện ra đi của các nhân vật đó trở thành đề tài của tin tức, tài liệu và các phiên tòa khiếu nại. Tất cả chỉ tại: Thuế cắt cổ, các điều luật nặng nề, lương bổng cao mút chỉ, tiền thuê nhà cao, tiền bảo hiểm, tiền bất động sản, các nhận thức chính trị khác nhau, làm việc lười biếng, vấn đề vô gia cư ở San Francisco, nạn cháy rừng tàn phá mỗi năm và điều nặng nề nhất vẫn là thuế cao ngất ngư và nhiều sắc thuế.

Tesla đang xây dựng gần Austin. Jay Janner / American-Statesman

Thêm vào đó, thời gian làm việc tại nhà trong thời COVID-19 đã cho thấy, mọi người với máy tính và điện thoại đều có thể làm việc từ bất cứ nơi nào. Như vậy, Silicon Valley đã tự hại chính mình qua cách làm việc online. Cho nên dân ở Cali cứ cuốn gói ra đi tới vùng khác ít phiền muộn, ít thuế má, sinh hoạt rẻ hơn, đại khái là ít tốn kém hơn và vẫn còn việc làm chắc chắn. Vậy thì đi, biến lẹ, dzọt lẹ!

“Tôi mới bỏ đi tháng rồi”, Jim Davidson, đồng sáng lập và cựu CEO của công ty cổ phần công nghệ Silver Lake Partner, cho biết, đã dời tới Montana, nơi ông có căn nhà nghỉ hè đã mua cách đây 20 năm.

“Tôi thấy còn quá sớm để nói về chuyện bỏ Cali ra đi” – ông Molly Turner, giáo sư đại học thương mại Haas Berkeley cho biết – “Tôi nghĩ, chỉ một số người thất bại nên ra đi và nổi giận tuyên bố này nọ. Tôi không nghĩ rằng chuyện bỏ đi sẽ tác hại tới khu vực vùng vịnh Cali, vì đây là trung tâm công nghiệp kỹ thuật”.Cũng có người khác ý kiến.

Còn hãy nghe những người chuyên dọn nhà thuê nói: “Thông thường trong mấy năm qua, công việc dọn nhà thuê của chúng tôi có khoảng 50% dọn vô thành phố, 50% dọn ra khỏi thành phố”, Steve Komorous, người cùng sở hữu chủ công ty dọn và chuyển nhà King Relocation Services ở Los Angeles, Cali, nói: “Trong năm 2020, tỉ lệ dọn đi khỏi thành phố là 59%, dọn vô là 41%. Tuy nhiên, những công ty dọn đi nơi khác, không phải là các công ty lớn, có ảnh hưởng tới tình hình kinh tế của khu vực Cali. Ở đó vẫn còn Google, Apple, Facebook, Salesforce, Genentech, Airbnb, Twilio… Các công ty công nghệ lớn nhất thế giới vẫn đóng đô và tiếp tục mở rộng ở đây”, ông Turner cho biết.

Xem thêm:   Cấm TikTok

Còn bà Dee Dee Myers, từng là thư ký báo chí của cựu Tổng Thống Bill Clinton, hiện làm Chánh văn phòng phát triển thương mại và kinh tế của Thống đốc Gavin Newsom nói, đây là sự phóng đại của chuyện “bỏ Cali ra đi” và phản đối “cứ vài năm người ta lại viết “Cali tiêu rồi”, hoặc “Thung lũng Silicon tiêu rồi” hay “Thời kỳ công nghệ bùng nổ cũng tiêu rồi”. Bà nhấn mạnh: “Luôn luôn cuối cùng là không đúng sự thật. Có quá nhiều vùng đất ở Cali để nơi này trở thành khu vực rộng lớn cho kinh doanh và lưu trú”. Bà giải thích thêm: “Chi phí sinh hoạt ở đây cao, nhiều nơi rất khó sống vì nhiều người thích tụ lại, nên mọi chi phí sinh sống lên cao là tất nhiên”.

Oracle chuyển trụ sở chính từ Thung lũng Silicon đến Austin, Texas – nguồn CNBC

Bây giờ, chúng ta đi sâu và coi lại chuyện thuế má ở Cali. Trước hết, Cali có mức đóng thuế lợi tức cao ngất ngư, cao nhất nước, 13.3% cho 1 triệu đô. Sau đó lại thêm nhiều món thuế lạ đời, như thuế đánh vô các doanh nghiệp để tài trợ cho dân bụi đời vô gia cư, một món khác là thuế “Hotel California”, một loại thuế lạ đời khác, bất cứ người nào tạm trú trong tiểu bang Cali trên 60 ngày trong mỗi năm, sẽ bị đóng thuế trong vòng 10 năm (kể từ ngày ở). Và hiện nay, mới có một dự luật thuế cao mút chỉ 16.8% của lợi tức, và cộng thêm 0.4% cho tài sản, nếu được chấp thuận, đây là thuế tài sản đầu tiên của quốc gia. Thuế tài sản sẽ được đập vô khối tài sản kếch xù cỡ $30 triệu, và sẽ đổ trên đầu khoảng 30,400 dân cư, thu vào $7.5 tỉ cho chính phủ, sếp sở thuế nói vậy.

Xem thêm:   Mất mạng

Sandy Murray, phục vụ khách hàng tại tập đoàn kế toán BPM ở San Francisco, người đã làm kế toán cho dân giàu ở Cali trên 30 năm, đã nói: “Tôi lo cho Cali”. Tôi biết dân Cali rên rỉ về vụ nhiều thuế, thuế cao, nhưng ở Cali cơ hội may mắn cũng cao luôn, mỗi 4 tháng lại có thêm một triệu phú xuất hiện ở đây (không có chuyện tỉ phú).

Gia tài của giám đốc chương trình Tom Siebel, trị giá cỡ $6 tỉ, ông nói chuyện với chúng tôi về chuyện “biến khỏi Cali” như sau: “Tôi nghĩ rằng, mọi giám đốc điều hành có trách nhiệm, phải cân nhắc việc chuyển công ty của họ ra khỏi Cali”. Tom Siebel đã nói với tạp chí Silicon Valley business, rằng: “Gia đình chúng tôi ở đây, tôi thích Cali, cho nên chúng tôi vẫn ở đây tới giờ. Nhưng, tôi đã tham dự nhiều bữa tiệc, và luôn gặp các người mới tạo ra việc làm khác, họ là những người tạo việc làm hay nhất của nước Mỹ, sau đó là họ tuyển người làm và biến lẹ khỏi Cali, mang hết nhân viên của mình theo”.

Nhà văn Joan Didion – nguồn wikipedia

Mấy bữa trước, tôi rất vui khi tình cờ coi được cuộc phỏng vấn của nhà văn Joan Didion, bây giờ bà đã 86 tuổi, có nhiều bài viết nổi tiếng.

Hỏi: Bà có sợ chết không?

Trả lời: Chết? Sợ là dĩ nhiên.

Hỏi: Bà có hy vọng gì không?

Trả lời: Hy vọng cái gì chớ! Có điều đặc biệt nào không? Vậy thì không!

Tôi bật cười hà hà và định hỏi thêm, nhưng bỗng lo ngại: Ủa, mà bà ta có còn sống ở Cali không? Nói chuyện một hồi, thì tôi mới biết, bà đã biến khỏi Cali vào năm 1988, dời tới New York, nhưng bà vẫn còn lui tới Cali thường xuyên, và tiếp tục giữ cái bằng lái xe của Cali.

Nam Cali. Nguồn. destination360.com

HĐV

lược dịch