Thomas Edison được coi là nhà phát minh lớn của cuộc cách mạng Công nghiệp (Thomas Edison là người sáng chế ra điện thoại, bóng đèn điện). Theo Britannica, ông đã giữ 1,093 bằng sáng chế. Trong đó có những sáng chế đã làm thay đổi cuộc sống, như máy điện tín, máy nghe nhạc, pin Alkaline, máy quay phim và nhiều thứ khác… Tuy vậy, không phải phát minh nào của ông cũng thành công.

Chân dung Thomas Edison. Nguồn. History

Chẳng hạn như Edison đã có ý tưởng lạ về phát minh ra điện thoại để nói chuyện với người chết.

Năm 1940, Edison nói với American Magazine: “Lúc này tôi đã làm việc một thời gian để sáng chế một thiết bị có khả năng liên lạc với những người đã qua đời”. Edison đã làm ra thiết bị này, nhưng không biết là ông có liên lạc được với thế giới bên kia hay không và cộng đồng khoa học cũng không thấy đây là một sáng chế có ích lợi và thực tế cho cuộc sống. Theo tạp chí Tech Times, chương cuối của quyển sách có viết về phát minh “Ðiện thoại linh hồn” của Edison. Tuy nhiên, chương này chưa bao giờ được xuất bản bằng tiếng Anh và bị cắt bỏ trong bản chính khi phát hành. Các nhà khoa học cho rằng đây là trò đùa của Edison để thu hút sự chú ý của công chúng.

Nhưng chương đó chưa hoàn toàn cắt bỏ hết và cũng không bao giờ chỉnh sửa từ bản tiếng Pháp. Ðến năm 2015, sự tin tưởng về thế giới bên kia của Edison đã làm cho độc giả Pháp chú ý qua tác phẩm Le Royaume de l’Au-dela (The Kingdom of the Afterlife) “Vương quốc thế giới bên kia”.

Edison nói chuyện với người đã chết. Nguồn. Hulton ArchiveGetty Images

Dù là một thiên tài, Edison và một số người đã bị cuốn vô thuyết duy linh, mốt tôn giáo đầy mê tín của đầu thế kỷ. Phong trào này đã thu hút nhiều nhân vật thông minh, nổi tiếng như Piere Curie (chồng bà Marie Curie) nhà khoa học được giải Nobel, nhà văn Charles Dickens và Sir Arthur Conan Doyle.

Xem thêm:   Thời vàng son của xế hộp DS

Theo Báo HuffPost, kiểu những tôn giáo này rất phổ biến sau Thế chiến 1. Nhiều người đã mất nhiều thân nhân trong chiến tranh và mong muốn được nói chuyện với họ một lần cuối. Trước phong trào này, nhiều tay bịp bợm tín ngưỡng đã lợi dụng khi công bố rằng họ có thể giúp liên lạc với thân nhân đã qua đời, lan rộng tới Mỹ.

Nhưng Edison thông minh hơn bọn lừa gạt tâm linh kia, ông muốn sáng chế một bộ máy có khả năng tiếp xúc với thế giới vô hình. Ông đã qua đời trước khi hoàn tất sáng chế bộ máy tuyệt vời này hoặc xác nhận nó như là một trò đùa.

Máy chơi nhạc Edison. nguồn. iCollector

Nhưng có những phát minh lớn của Thomas Edison mà bạn chưa hề biết.

Các nhà phát minh đã có những ý tưởng sáng giá từ buổi bình minh của nền văn minh chúng ta. Với Edison, những ý tưởng sáng giá ấy đã được ông chuyển thành nguồn sáng, thành bóng đèn soi sáng nhân loại.

Edison sinh năm 1847 tại Ohio, nhưng cuộc sống của “người phù thủy” nổi tiếng này không phải lúc nào cũng kỳ diệu. Ông gặp khó khăn khi đi học, và thầy Hiệu trưởng đã gọi ông là “đồ rối rắm” khiến ông nản, nghỉ học và bà mẹ dạy ông học tại nhà.

Edison và máy nghe nhạc. Nguồn. ThoughtCo

Tội nghiệp! Edison mất toàn bộ thính giác lúc 12 tuổi sau cơn bệnh ban đỏ. Nhưng lòng say mê kỹ thuật và hóa học, ông tìm hiểu cùng với nhiều thí nghiệm. Trong lúc bán báo kiếm tiền trên xe lửa, ông đã lập một máy in và phòng thí nghiệm hóa học tạm thời ở toa chở hàng nhưng ngay sau đó bị dẹp vì ông làm cháy vật liệu. Nhưng ngọn lửa tò mò và sáng tạo tiếp tục bùng lên trong lòng Edison. Khi trưởng thành, ông lập “Xưởng phát minh” riêng của mình tại Menlo Park, New Jersey. Nơi đây hội tụ và chia sẻ kiến thức và những khai phá của nhiều bộ óc lớn, nhưng hầu như các phát minh đều được Edison nhận là của mình. Báo US News and World Reports nói rằng: “Thomas Edison đã bị cáo buộc về chuyện ăn cắp ý tưởng của các nhà phát minh khác. Ðã có lần Edison đề nghị nhà phát minh trẻ Nikola Tesla thiết kế máy phát điện một chiều và trả $50,000 khi hoàn thành. Khi ông bị Tesla từ chối, Edison bỉ ổi nói rằng đó chỉ là trò đùa”.

Xem thêm:   Allen PAC

Thomas Edison được gọi là “phù thủy của Menlo”, nhiều người cho rằng ông là nhà phù thủy kinh doanh không đạo đức vì thiếu sự trung thực. Nhưng bù lại, theo lịch sử, Edison đã thành công với 1,093 sáng chế. Nổi tiếng nhất là bóng đèn điện phát sáng, tiền thân của bóng đèn điện hôm nay.

Edison phát minh ra điện thoại. nguồn. Reader’s Digest CA

Ngoài ra, người đàn ông nổi tiếng với bóng đèn điện mang ánh sáng kia đã làm tối tăm mặt mũi người ta khi sáng chế con búp bê biết nói kinh dị. Tạp chí Smithsonian giải thích rằng, trước thế kỷ 19, thu âm chưa ra đời, nhưng năm 1877, Edison sáng chế ra máy nghe đĩa bằng giấy thiếc, đây là chiếc máy đầu tiên trong lịch sử tạo ra “Âm thanh đã được thu trước và phát lại”.

Thomas Edison đã làm gì với sáng chế quá mới mẻ này? Trong năm 1890, ông quyết định gắn cái máy nghe đĩa vô các con búp bê “đánh dấu sự tái tạo âm thanh trong mục đích thương mại và giải trí”.

Bóng đèn điện đầu tiên của Edison. Nguồn. Microwave Link Networks

Trong một sáng chế lịch sử khác, Edison đã thuê các cô thu âm giọng hát của mình cho các con búp bê. Họ thu những bài hát thiếu nhi như “Hickory Dickory Dock” và “Jack and Jill”. Tuy nhiên, hãng thông tấn NPR viết rằng, mấy con búp bê đó hát như những cơn ác mộng kinh dị.

Xem thêm:   Đầm Môn, Đèo Cả, Vũng Rô & Hòn Nưa

Chuyện búp bê hát bằng máy và âm thanh ghi trên giấy thiếc này quá đắt tiền, trị giá $200 một con, thời đó. Vì vậy, việc sản xuất và buôn bán búp bê “hát như ác mộng” này đã không được thực hiện.

Nhưng bề gì, Thomas Edison vẫn là một nhà phát minh tầm cỡ.

Búp bê biết nói của Edison. nguồn.you tube

HĐV

(Nguồn: Cody Copeland. 6-2-2021)