TP.HCM đơn giản là thành phố được đặt tên là Hồ Chí Minh sau 1975, sau khi Bắc Việt chiếm miền Nam. Còn Sài Gòn lại khác, nó không phải là tên một địa danh đã tồn tại hơn 300 năm (ngay cả khi nó không còn hiện diện trên giấy tờ hành chính), nó còn là một “vết sẹo” cho cả người ra đi và người ở lại sau 1975, là những giằng xé giữa hai phe Sài Gòn và TP.HCM…

Chợ Bình Tây vào thập niên 50   

  1. Sài Gòn – Chợ Lớn – TP.HCM

Ông Quách Diệm, tên thường gọi là Quách Đàm (chú Quách) sinh năm 1863-1927, là người gốc Hoa lưu lạc tới thành phố Chợ Lớn năm 14 tuổi, mưu sinh bằng nghề ve chai. Ngày xưa không biết ông có rao “Ve chai, dép đứt, mủ bể … đồ bán hông?” mà sau một thời gian buôn bán ve chai, ông đã có chút vốn liếng, chuyển qua buôn bán các mặt hàng lạ hiếm, như da trâu, da cá sấu … Rồi tích góp được thêm chút vốn để thuê căn nhà hòng mở cửa hiệu. Lệ thường người Hoa ở Sài Gòn bấy giờ khi buôn bán đều xin chữ đặt tên hiệu buôn, Quách Đàm khi đó được một ông thầy viết hai câu: “Thông thương sơn hải – Hiệp quán càn khôn”, như lời chúc buôn may bán tốt. Ông ưng ý bèn lấy chữ đầu của hai câu là “Thông Hiệp” đặt cho hiệu buôn. Lúc này ông chuyển sang buôn bán, vận chuyển nông sản từ các tỉnh miền Tây, đem lên Sài Gòn tiêu dùng. Thời cực thịnh, ông có mạng lưới thu mua lúa gạo khắp Nam kỳ, là ‘cổ đông’ chính nhà máy xay lúa Di Xương, sau lại mở thêm 3 nhà máy Thông Mậu, Thông Thạnh, Thông Nguyên (ở Mỹ Tho). Ông lập hãng tàu biển Nguyên Lợi hoạt động vận tải các tuyến Sài Gòn – Singapore, Hong Kong, Quảng Châu, Sán Đầu … Từ hiệu buôn nhỏ Quách Đàm dần dần trở thành “vua lúa gạo” Nam Kỳ, dựng cơ nghiệp bự nhất nhì Đông Dương.

Điều mà Quách Đàm không chỉ câu chuyện về sự cố gắng mà còn có một di sản ngàn đời: đó là Chợ Bình Tây (Chợ Lớn) – chợ đầu mối bự nhất khu vực miền Nam cho tới ngày nay. Khoảng những năm 1920, khi chính quyền thành phố Chợ Lớn nhận thấy ngôi Chợ Lớn cũ nằm ở chân cầu Chà Và quá cũ và chật chội, không đủ sức dùng phát triển thương mại nên muốn dời địa điểm. Chú Quách đã xin hiến đất và bỏ tiền ra xây ngôi chợ mới (với điều kiện là cho ông cất 2 dãy phố lầu cặp theo 2 hông chợ và đặt ngay cửa chợ một bức tượng đồng đúc hình Quách Đàm).

Chợ Bình Tây được khởi công vào tháng 2-1926 và hoàn thành vào tháng 9-1928. Chợ được xây dựng bằng kỹ thuật bê tông cốt thép của phương Tây và gây nhiều sự chú ý bởi kiến trúc đậm nét Trung Hoa. Đáng tiếc là ngày 14-5-1927,chú Quách đã qua đời (hưởng thọ 65 tuổi) – ông không bao giờ được nhìn thấy công trình tâm huyết nhất đời mình. Đám tang của ông cũng là một sự kiện đáng nhớ của toàn cõi Đông Dương thời đó. Tờ L’Écho Annamite đã đăng một bài báo dài tường thuật đám tang của ông vào Chủ Nhật ngày 29-5-1927: Những chiếc xe điện và xe lửa đặc biệt được dùng để đưa đón những nhân vật quan trọng và có danh tiếng đến Chợ Lớn tham gia đám tang. Đoàn đưa tang khởi hành từ số 45 đại lộ Gaudot đến khu mộ của gia tộc ông tại nghĩa trang Phú Thọ. Hai chiếc chòi lớn được dựng bên ngoài trụ sở Thông Hiệp để tiếp khách và đặt quan tài với hơn 1,500 biểu ngữ và vòng hoa tưởng niệm được gửi từ khắp các vùng thuộc Nam Kỳ, Bắc Kỳ, Campuchia và thậm chí cả Trung Hoa … Đủ thứ  nhạc Tây, Tàu, Ta, Miên … Khách đi đường có việc, miễn nối gót theo đám ma vài bước là có người lễ phép đến dâng một ly nước dừa hay la ve và riêng tặng một quạt giấy có kèm một tấm giấy “ngẫu” (5 đồng bạc) đền ơn có lòng đưa đón …

Cách mạng về, Chú Quách bị dời đi, dân ghi ơn nên tự góp tiền đúc tượng khác để thờ – Nguồn: baophapluat.vn

Công trình vẫn tiếp tục xây dựng theo di nguyện, chợ hoàn thành và được đặt tên là chợ Bình Tây nhưng dân gian vẫn quen gọi là chợ Quách Đàm hoặc Chợ Lớn (mới). Chợ rộng 25,000 m2, kiến trúc hình bát quái, gồm 12 cổng, bên trong có hoa viên rộng rãi để khách ngồi nghỉ. Các ảnh chụp từ xưa cho thấy công trình này không bị rút ruột, tới ngày nay vẫn còn vững chãi và giữ nguyên kiến trúc, ít hư hao. Cuối năm 1929, được sự cho phép của Thành phố Chợ Lớn, gia đình Quách Đàm đã xây một đài phun nước bằng đá cẩm thạch bề thế tại sân trung tâm của chợ Bình Tây, xung quanh là tượng sư tử và rồng bằng đồng, trên đỉnh là tượng đồng Quách Đàm của nhà điêu khắc nổi tiếng người Pháp Dueuing (?) Pho tượng được khánh thành vào ngày 14-3-1930, khắc họa hình ảnh người đàn ông được các tờ báo Pháp mệnh danh là “bậc cư phú.” Trên tay trái cầm khế ước hiến tặng cho thành phố Chợ Lớn khu đất để xây dựng chợ Bình Tây mới, tay còn lại là cuộn giấy liệt kê các lĩnh vực mà ông đã đóng góp: trường học, chợ, điều hành, hỗ trợ…

Xem thêm:   Tranh cãi...

Để ghi ơn chú Quách, người dân và tiểu thương thường xuyên đến thắp hương, dâng lễ vật tại đài thờ ở trung tâm chợ. Họ cũng xem ông như thần tài của chợ nên thường cầu mong được phù hộ cho việc làm ăn, buôn bán thuận lợi. Vậy mà sau 1975, khi chính quyền Bắc Việt tới, bức tượng bằng đồng đã bị hạ xuống (may mà không bị đem đi nấu chảy bán ve chai), chỉ lưu lạc từ Phòng Văn hóa thông tin Q.6 đứng ở Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM tới ngày nay. Nhiều năm sau, người dân mới làm lại một pho tượng bán thân của ông, đặt vào chỗ cũ để thờ…

Ngày 27-4-1931, Tổng thống Pháp mới ký sắc lệnh hợp nhất thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn thành một đơn vị hành chính mới gọi là Khu Sài Gòn – Chợ Lớn. Vậy là từ khi còn sống tới lúc chết, ông Quách Đàm vẫn ở thành phố Chợ Lớn, rồi khi xây chợ Bình Tây thì ông cũng tặng cho dân và chính quyền Chợ Lớn. Lịch sử biên ràng ràng, Google một phát ra muôn bài luôn.

Ngày 12-11-2023, ở dantri.com.vn có bài viết: “Ngôi chợ trăm tuổi được người ve chai gom tiền xây, tặng TP.HCM.”

Bài báo được thay đổi nhiều lần sau khi cư dân mạng “góp ý” bằng gạch, đá – Nguồn: dantri.com.vn

  1. Hủ tíu gõ Sài Gòn – hủ tiếu gõ TP.HCM
Xem thêm:   Dòng chuyển của Âm Thanh chương trình khơi niềm hy vọng

Vào trước những năm 1975, hủ tíu gõ không có cái tên như ngày nay mà chúng ta vẫn thường gọi vào lúc đó hủ tíu gõ được gọi bằng cái tên “xực tắc”. Cái tên này bắt nguồn từ việc khi xưa xe hủ tíu được đẩy đi khắp mọi con đường ở Sài Gòn để có thể thu hút được thực khách ăn người ta đã dùng 2 thanh tre hoặc 2 thanh kim loại gõ vào nhau để tạo ra âm thanh “xực tắc! xực tắc!” cũng vì lẽ đó mà người ta gọi bằng cái tên như thế (một dạng “shipper” đồ ăn đời đầu). Sau 1975, những xe hủ tíu gõ cải tiến trở thành “cần câu cơm” của rất nhiều người từ miền Trung vào Sài Gòn sinh sống, trên khắp các quận huyện ở Sài Gòn đều có những nhóm người ở miền Trung vào bán hủ tíu gõ và lập thành từng xóm.

Đúng với bản tính chi tiêu dè dặt của người miền Trung chịu thương chịu khó, miếng thịt heo trong tô hủ tíu gõ mỏng dần, mỏng dần, tới nỗi đi vào huyền thoại, thơ ca, nhạc chế … Sau nữa, người Bắc cũng “lấn sân” qua lĩnh vực hủ tíu gõ, điều đặc biệt ở hủ tíu gõ của người Bắc bán là nhiều “mì chính” (bột ngọt) hơn. Có khi một hủ tíu gõ của người miền Bắc có đủ mì chính của 3 tô hủ tíu gõ người Hoa, người miền Trung, người miền Nam cộng lại! Ngoài các “đặc trưng” trên, hủ tíu gõ luôn được gắn mác là một món ăn bình dân nơi góc đường, vỉa hè, hàng hiên nhà ai đó … một tô hủ tíu gõ phải có miếng thịt cắt mỏng dính, miếng bò viên nhỏ, miếng giá hẹ sương sương như tiên nữ rắc hoa và chút xíu sương gió, bụi đường, kèm tiếng húp xì xụp của vị khách bàn bên – có thể là một người bán vé số dạo, có thể là người công nhân lao động đói lả về đêm…

Xem thêm:   Khủng bố hồi sinh

Hủ tíu gõ Sài Gòn – nó cũ rích như Sài Gòn, nó hiện diện khắp nơi, quen thuộc quá trời nên cũng ít ai để ý, vậy mà vài tuần gần đây, các bài viết về nó được “sản xuất” liên tục. Vì báo đăng là chánh quyền TP.HCM sắp ra một chương trình có tên “Hủ tiếu gõ Sài Gòn, là sự hợp tác của Hiệp hội Du Lịch (đơn vị quản lý của Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn và Hội Bảo tồn Ẩm thực Việt) cùng một số doanh nghiệp để khai triển 5,000 xe Hủ tiếu gõ “đạt chuẩn” trên địa bàn TPHCM và dự kiến sẽ mở rộng ra khắp cả nước. Dự án cũng dành 10 tỷ đồng để khai triển 500 xe Hủ tiếu gõ “Khởi nghiệp 0 đồng” dành tặng cho người có hoàn cảnh khó khăn và muốn khởi nghiệp.” – trích nguyên văn từ tienphong.vn.

Hủ tíu gõ truyền thống Sài Gòn – Nguồn: Getty Images

Vậy là, sau xe ôm công nghệ, taxi công nghệ, Sài Gòn lại sắp đón chào một làn sóng “hủ tiếu gõ” công nghệ nữa. Không bao giờ có tiếng “xực tắc! xực tắc!”, nhưng thay vào đó là những xe hủ tíu giống y chang nhau, từ vật liệu tới đồng phục người bán, vị cũng y chang nhau vì cùng một công thức, không cần ngồi lo chị miền Trung nấu mặn, anh Bắc kỳ bỏ nhiều mì chính, bà thím Nam kỳ nêm ngọt ngay …

Phàm chuyện gì xảy ra, việc đầu tiên là phải chọn … phe cái đã. Bàn cân đang nghiêng về phía những cư dân mạng có trái tim yêu thương – họ cùng nhau bày tỏ sự đau lòng cho những người bán hủ tíu gõ Sài Gòn chân chính. Họ sợ bằng cách làm ăn thiếu chuyên nghiệp, không bài bản và không được vệ sinh bằng các xe “hủ tiếu không gõ” công nghệ, những xóm “hủ tíu gõ truyền thống” phải đổi thành xóm cháo lòng, xóm xôi, xóm chè… Như cách xe ôm công nghệ, taxi công nghệ giết chết xe ôm/taxi truyền thống. Tuy nhiên, một số đông khác lại cho rằng, hủ tíu gõ truyền thống sẽ không chết mà sẽ càng cải thiện tốt hơn, nhờ vào “đe dọa” của 5,000 xe “hủ tiếu không gõ” công nghệ. Người tiêu dùng có mắt, có lưỡi, họ sẽ là kẻ quyết định phe nào thắng trong cuộc chiến thị trường này. Giống như bún mắng, cháo chửi không thể bành trướng ở Sài Gòn, dầu có làm chuỗi 10,000 xe bún mắng, cháo chửi đi chăng nữa! Mỗi thời đại có quy luật đào thải chung, đã có những nghề tưởng ngon lành một thời nay đã đứt bóng đó thôi.

2 phe trên, phe nào cũng đông, nhưng đông nhất là phe đặt câu hỏi: Tại sao cứ phải đặt là “Hủ tiếu gõ Sài Gòn”, sao không đặt “Hủ tiếu đập, hủ tiếu quăng, hủ tiếu nhão… TP.HCM” cho nó bớt gây tranh cãi?

Hủ tiếu gõ công nghệ TP.HCM

DU