Cuối năm nay, mọi thứ như trôi chậm lại, không phải chậm kiểu nặng nề, ì ạch như mang gánh nặng mà chậm kiểu bồng bềnh, thả trôi và vô định … Nhưng trên mạng xã hội trong nước, thị phi vẫn xảy ra mỗi ngày, làm cư dân mạng không kịp hóng hớt, tin này nối tiếp tin kia. Chà đạp chen chúc nhau trên “news feed” như đoàn người trong trận bạo loạn.

Bài viết rất được đón nhận của Vũ Minh Lâm – Nguồn: Facebook Vũ Minh Lâm   

Trong “đoàn người” giẫm đạp lên nhau đó, “hot tiktoker” có khiếm khuyết ở chân tên Vũ Minh Lâm đã chiến thắng nhờ chiếc xe lăn của mình bởi bài viết rất ấm ức:

“Mình bị đuổi khỏi quán vì … ngồi xe lăn! Lâm và bạn cùng nhà mình – bạn Ly đến tiệm phở, trời Hà Nội mấy hôm nay mưa rả rích … Ly vào quán nhờ nhân viên ra bê mình lên bậc tam cấp. Nhân viên bước ra cửa, bảo “quán em không có nhân viên để khiêng người như anh”.

Thế là hai đứa “quay xe” đi tiệm khác – trong cơn mưa lạnh lòng … Đến một quán phở gà quen, hai đứa cũng vào ăn như bình thường. Chỗ ngồi bé, nên Lâm hơi chen vào chỗ bà chủ ngồi bán hàng ăn. Bà đứng phắt dậy, mắng nhân viên “ai nhận cái ngữ này vào đây ăn?”, nhân viên bảo “anh ấy hay ăn ở đây, bình thường vẫn ngồi thế này”. Bà càng được đà “không bán được, đã thế thì tôi đứng”…

Bữa ăn nghẹn ứ ở cổ – thật khó nuốt. Lâm thì quen rồi còn bạn Ly… nước mắt bắt đầu rơi”.

Bài viết khiến không ít người bất bình, tuy cùng là cảm xúc bất bình nhưng chia ra 5 “phe”:

  1. Một phe bất bình vì tin hoàn toàn vào câu chuyện của Vũ Minh Lâm, sự thật thì “bún mắng cháo chửi” không hiếm lạ với người Việt khi nghe tới ẩm thực Hà Nội, nhiều người Việt cũng đã vô tình được thưởng thức món “đặc sản” này tại Hà Nội, thiệt ra cũng có nhiều người … ghiền món này.

Bà Thảo – chủ quán bún chửi nổi tiếng vươn tầm thế giới trong ngõ Ngô Sĩ Liên – Hà Nội   – Nguồn: Theo vietnamnet.vn và Ảnh cắt từ clip của CNN)

Không chỉ trong nước, món “đặc sản” này còn vang xa thế giới nhờ đại đầu bếp Anthony Bourdain giới thiệu trong một bài phóng sự trên kênh CNN năm 2016. Trong chương trình, đầu bếp Anthony Bourdain đã đề cập đến quán “bún mắng, cháo chửi” ở phố Ngô Sĩ Liên (Hà Nội) và gọi đó là “món ăn đặc sắc của Việt Nam”. Theo dõi chương trình, khán giả có thể thấy chủ quán – Bà Thảo, vẻ mặt rất “chảnh”, trả lời một thực khách gọi món bún mọc như hắt nước đuổi đi: “Quán chị không có mọc, em thích thì ra ngoài chợ. Mà tốt nhất là về nhà tự nấu lấy mà ăn nhé. Ở đây không làm. Đi luôn”. Ông bình luận về những câu quát, chửi và cách ăn nói, khẩu khí của chủ quán là: “Đây là cách giao tiếp suồng sã và thẳng thắn của bà chủ quán với khách hàng của bà”. Khi đó, có nhiều độc giả rất bất bình với … đầu bếp Anthony Bourdain, khi ông “bôi bác” Hà Nội, cũng có nhiều người bất bình với chủ quán lẫn khách tại các tiệm “bún mắng, cháo chửi” tại Hà Nội, trích tại vtc.vn:

Xem thêm:   Siêu Tỷ Phú

“Người bán vô văn hóa, người ăn điên rồ. Cái văn hóa ẩm thực vô văn hóa, bất lịch sự của những bún mắng, cháo chửi mà lại được giới thiệu trên một kênh truyền hình nổi tiếng quốc tế thì Hà Nội còn gì để nói về cái nét độc đáo của mình nữa.” – Độc giả Minh Chân bất mãn.

“Tại sao có những người chấp nhận bỏ tiền để được ăn và được nghe chửi. Nếu như ai cũng có lòng tự trọng thì bà chủ quán “đanh đá” có còn cao giọng chửi mắng khách hàng không. Không lẽ bỏ tiền để nghe thiên hạ chửi sao.” – Độc giả Văn Tuấn bình luận.

Tôi thì chưa bao giờ dám léo hánh tới những quán như vậy, nhưng theo cư dân mạng thì quán ở trong phóng sự trên lẫn nhiều quán có phong cách tương tự vẫn còn tồn tại lâu đời ở Hà Nội, ngoài bà Thảo còn có bà Nhàn, bà Hương … Thậm chí, “mô hình” này được nhân rộng, “lan tỏa” tới tận Sài Gòn hoa lệ, hoa cho người phục vụ đàng hoàng, buôn bán có tâm, lệ cho kẻ thích sỗ sàng, hung dữ, vừa muốn lấy tiền vừa muốn lấy tự trọng khách hàng bỏ vào túi riêng.

Quán “cháo quát” ở phố Lý Quốc Sư   – Nguồn: Theo vietnamnet.vn

Nói chung, tuy “bún mắng cháo chửi” là một dạng ẩm thực bệnh hoạn nhưng nó vẫn có vị thế riêng trong lòng giới mộ điệu, vì vậy mà nhiều quán “bún mắng cháo chửi” có thể tồn tại “vượt thời gian” như vậy. Có lẽ các “khách quan” thèm cảm giác vừa ăn vừa nghe cằn nhằn về học hành, điểm số, con nhà người ta … từ người lớn như lúc nhỏ chăng?

  1. Một phe bất bình vì không thể tin vào câu chuyện của Vũ Minh Lâm, bởi:
Xem thêm:   Nạn nhân...

Thùy Linh Lê: “Tôi biết thừa anh ngồi xe lăn xạo chó về người Hà Nội. Người Hà Nội trong tôi là những con người công bằng dân chủ, nhất là mấy cô bán hàng trên phố cổ. Các cô ấy chửi hết tất cả mọi người – chúng sinh bình đẳng. Các bạn đi ăn mà có khi các cô còn chửi tới phụ huynh các bạn ở nhà, không ai lại chửi riêng người khuyết tật. Người 2 chân, người 4 chân, người đi bình thường, người đi xe lăn, yên tâm là ai cũng đều bị chửi cả, chẳng chửi riêng ai bao giờ, các cô sẽ chửi “đm… CHÚNG MÀY thật to rõ dõng dạc, không chửi riêng đứa nào cả. Nói như anh mất quan điểm quá, tôi biết ngay là nói điêu!”

  1. Những người không tin chữ nào trong bài viết của Vũ Minh Lâm, với họ, Hà Nội vẫn ngàn năm văn hiến, “chẳng thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Không thể có chuyện vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục như trên. Nhiều người còn trách anh Lâm là người khuyết tật “full combo” từ thân thể tới nhân cách, thứ nhất là anh ngồi xe lăn mà cứ thích chen chúc nơi chật chội, đông đúc để ăn uống, làm phiền chủ quán lẫn những người xung quanh, thứ nhì anh còn tự huyễn mà biên bài vu khống chủ quán cùng nhân viên đã tiếp anh tận tình – qua bằng chứng từ camera an ninh của quán và các camera “chạy bằng cơm” thuật lại. Nói chung, Lâm sai bét, ai từng tin hay bênh Lâm cũng sai bét.
  2. Những người vừa không tin bài viết nhưng cũng vừa thông cảm cho thân phận của Vũ Minh Lâm, như tác giả Mai Bá Kiếm:

“Vì sao Thành Được rời bỏ quê hương?

Năm 1984, khi theo đoàn cải lương lưu diễn ở Tây Đức, nghệ sĩ Thành Được trốn lại và xin tị nạn chính trị. Lúc đó, tôi thắc mắc vì sao một nghệ sĩ chế độ cũ được Cách mạng tin tưởng cử đi hát nước ngoài phục vụ kiều bào, mà bỏ quê hương?. Rồi, từ sau NQ 36, nhiều nghệ sĩ hải ngoại về VN hát kiếm cơm, nhưng lúc sinh tiền Thành Được cũng không về. Tôi trách Thành Được là vì tôi quá ái mộ ông. Hồi nhỏ chưa tới tuổi biết yêu, nghe bài “Đêm lạnh trong tù” do Thành Được ca, tôi đã xao xuyến trong lòng (Tôi với em là gió là mây, là hoa là bướm, gió thổi mây trôi, hoa tàn bướm rủ, mới yêu nhau em đã phụ tôi … rồi! Lỡ ván cờ yêu tôi biết khóc hay cười …).

Cho đến hôm nay, sau khi Thành Được quá cố, Hot Tiktoker Vũ Minh Lâm, ngồi trên chiếc xe lăn, đã tạo một Drama rất ấn tượng, đầy nhân văn, mà ai xem cũng cảm thông, xúc động và tin đó là sự thật. Kịch bản dàn dựng rằng, Lâm vô ăn phở ở quán thứ nhất, bạn Lâm nhờ nhân viên quán phụ khiêng xe lăn lên bậc tam cấp, bị nhân viên mắng đuổi. Lâm đi qua quán thứ hai, chen vào chỗ bếp của bà chủ cũng bị mắng té tát! Báo chính thống và mạng xã hội chửi Lâm xạo, nhưng tôi thông cảm, vì các chính trị gia đều là đại kịch sĩ, các hội nghị, thậm chí phiên tòa đều là các vở trường hài kịch bất tận, thì ngồi xe lăn như Lâm nếu không tạo drama liệu có ai biết mà like?

Bài viết gốc của câu chuyện “xe lăn” – Nguồn: Facebook Tam Thanh Nguyen

Từ đó suy ra, tôi bỗng thương nỗi niềm cô độc trong tâm tư nghệ sĩ Thành Được, từ năm 1984, ông đã cảm thấy mình không còn đất diễn trên sân khấu giới hạn trong rạp, so với đại sân khấu đồng diễn trên toàn xã hội. Nhiều người ca ngợi rằng, xem phiên chất vấn ở quốc hội còn đã hơn coi Hoài Linh tấu hài mà!”

  1. Người… chủ bài viết ban đầu đã bị Vũ Minh Lâm xào nấu thành một bài “bóc phốt” công phu ở trên. Chắc vị tác giả này cũng không ngờ bài viết của mình lại có khả năng lan tỏa như vậy, dù nhân vật được chú ý là kẻ đạo nhái chứ không phải tác giả “chính gốc”. Bài viết ban đầu đây:
Xem thêm:   Vấn đề thế giới dưới mắt nhìn của T.T. Trump

Tam Thanh Nguyen: “Mình suýt bị đuổi khỏi quán tonkatsu vì… không có tiền.

Cừu và mình đi ăn tonkatsu, trời SG mấy hôm nay ấy cơ bản là nóng… Cừu vào quán Nhật ở Thái Văn Lung nhờ nhân viên ra dìu nhân phẩm của mình lên bậc tam cấp. Nhân viên bước ra cửa, bảo “  dịch ra là “quán em không có nhân viên để nhặt cái liêm sỉ của chị”. Thế là hai đứa “quay xe” đi tiệm khác – trong cơn đói lạnh lòng. Đến một quán cũng không có quen, hai đứa cũng vào ăn như bình thường. Chỗ ngồi bé, nên mình hơi chen vào chỗ em thu ngân đang đứng xem tiktok và giơ cái thẻ ra. Bả đứng phắt dậy, mắng nhân viên “ai nhận cái ngữ này vào đây ăn?”, mình bèn bảo “mình có cấm người hèn hả chị, bình thường vẫn nhìn em thế này mà. Bà càng được đà “máy lỗi rồi không quẹt được, không có tiền trả là phải ở lại rửa bát á … bữa ăn nghẹn ứ ở cổ – thật khó nuốt. Tôi thì quen rồi còn Cừu … nước mắt bắt đầu rơi.

Những tưởng sẽ xa SG bằng ký ức buồn như thế nhưng tôi bèn ứng lương để chi trả cho 2 phần tonkatsu. Tiền lương đã ứng sẽ được trừ vào kỳ lương kế tiếp. Người hèn cũng cần được ăn ngon.”

DU